Test Footer 2

Việt Nam trước hiểm họa nước biển dâng cao - Bài cuối: Kế sách của nhà khoa học 81 tuổi

“Nếu phục tráng, tôn tạo và điều tiết theo khoa học khu sinh quyển Quảng Nam - Đà Nẵng ngang tầm cao mới, có được chứng chỉ địa lý sinh quyển, tôi tin các tác hại thiên tai ở khu vực này sẽ được giải quyết triệt để”, đó là lời khẳng định như đinh đóng cột của ông Hoàng Đình Bá (TP Đà Nẵng).

Với nhiều người, ông được biết đến như một nhà Sơn Trà học, nhà khoa học sinh thái. Cuối năm 2008, ông đã gửi cho HĐND TP Đà Nẵng một bản đề xuất kế sách ứng phó đúng đắn, kịp thời đối với hiểm họa thiên tai, do biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên. Dự kiến, chương trình này sẽ được trình với các cơ quan hữu quan vào đầu tháng 4 năm nay. 
Kế sách này bao gồm 4 vấn đề chiến lược: “Phòng tránh, đối phó nước biển dâng - Phục hồi tôn tạo lại khu sinh quyển Quảng Nam, Đà Nẵng - Giải quyết đói nghèo của miền núi và nông thôn –  Phát triển kinh tế sinh thái”. Kế sách đưa ra từ việc nghiên cứu lượng thông tin từ sau tháng 10 năm 1965 đến nay, cùng tài liệu của 7 điểm nghiên cứu thực nghiệm định vị, 30 điểm khảo sát trên 20 tỉnh, thành...
Khôi phục nguồn nước ngầm bằng thời điểm 1936
Thực trạng nước biển dâng ngày càng rõ dần và theo ông, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được với 2 giải pháp: nền đường cao và đê chắn vững chắc kết hợp thành một; hoặc chung sống với nước dâng bằng thay đổi cao trình nền nhà theo hướng nhà “thủy tạ hóa”, đi lại bằng thuyền. Cùng đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nuôi trồng thủy sinh vật dưới nước. Tại những vị trí dọc sông và biển bị xâm thực, giải pháp nhất cử lưỡng tiện là trồng một hệ thống cây thuộc họ sú, vẹt, dừa nước. Đây sẽ vừa là hàng rào chắn sóng hữu hiệu, đồng thời vừa là giải quyết tốt vấn đề môi trường. 

Việt Nam trước hiểm họa nước biển dâng cao - Bài cuối: Kế sách của nhà khoa học 81 tuổi - ảnh 1Chỉ cần có sự đồng thuận, mỗi một người dân tình nguyện trồng 1 cây cho vườn vạn vật thì kết quả sẽ đạt được. Tôi đã gặp nhiều lâm tặc để vận động, họ nói chỉ cần có một chương trình như vậy thì họ sẽ giải nghệ, sẵn sàng góp tay trồng rừng Việt Nam trước hiểm họa nước biển dâng cao - Bài cuối: Kế sách của nhà khoa học 81 tuổi - ảnh 2

Ông Hoàng Đình Bá
Mục tiêu lớn nhất của ông trong chương trình hành động này là “phục hồi tôn tạo khu sinh quyển Quảng Nam, Đà Nẵng” ngang tầm cao mới, xây dựng được chứng chỉ địa lý sinh quyển. Ông giải thích, trong dự án phục hồi tôn tạo này rất cần yếu tố quan trọng là khôi phục lại 40% số cây gỗ nhóm I-II, rễ sâu, sẽ biến thủy hại thành thủy lợi. Làm được điều này, nguồn nước ngầm sẽ được khôi phục lại bằng thời điểm năm 1936.  Hiện nay, nguồn nước ngầm đang dần khô cạn khiến tình trạng sụt lở đất có nguy cơ tăng, nổi cộm như Cam Lộ (Quảng Trị), Tiên Phước (Quảng Nam). Riêng bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), theo khảo sát của ông, hiện đang có 11 chỗ đất sụt sâu đến 1,8m. Việc phục hồi những cây rễ sâu sẽ là đường ống dẫn nước mưa xuống lòng đất hữu hiệu nhất. Như thế, không chỉ đã khôi phục nguồn nước ngầm, giải quyết lũ lụt, xói mòn, sụt đất, sa mạc hóa mà còn cả vấn đề nước ngọt trong tương lai, khi nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng. Đi kèm với nó là việc xây dựng hệ thống ống dẫn nước từ trên núi xuống hợp lý.
Vườn vạn vật đẳng cấp quốc tế
Ông và cộng sự ấp ủ xây dựng một khu vườn vạn vật rộng 400.000 ha trong khu sinh quyển, kéo dài từ dãy Ngọc Linh (Quảng Nam) đến Sơn Trà. Để quyết định chọn vị trí này, ông đã trải qua khảo sát 12 địa điểm khác nhau trên cả nước nhưng không ở đâu đạt được đủ điều kiện như ở đây.  Được biết, ở châu u hiện tại, vườn vạn vật cũng không quá 250 loài. Trong khi đó ở Việt Nam, số loài đã hơn 1 vạn, chưa kể số loài di thực vào Việt Nam đã hơn 200. “Chỉ cần đưa khoảng 500 loài từ nước ngoài vào, ta đã có được đủ các loài, chi, bộ tiêu biểu trên hành tinh” - ông nói.
“Việc phục hồi tôn tạo khu sinh quyển liệu có khả thi, trong khi tình trạng phá rừng đang ngày càng hoành hành?”, tôi nghi ngờ. “Vấn đề này chúng tôi đã lường đến và đã tìm được bí quyết, giải pháp rồi. Đó là giải pháp tạo lập đạo đức làm người, thân thiện với thiên nhiên”. Theo ông: “Chỉ cần có sự đồng thuận, mỗi một người dân tình nguyện trồng 1 cây cho vườn vạn vật thì kết quả sẽ đạt được. Tôi đã gặp nhiều lâm tặc để vận động, họ nói chỉ cần có một chương trình như vậy thì họ sẽ giải nghệ, sẵn sàng góp tay trồng rừng”.
Việc đề nghị làm thủy điện ở ngay vị trí hòn Kẽm đá Dừng một số công trình phối hợp cũng là một nội dung trong các giải pháp được đưa ra. Chỉ cần mực nước ở khu vực này lên từ 2 - 5m, không những việc thông thương bằng đường thủy từ biển vào đất liền được dài thêm, từ Quế Sơn có thể qua Trà My, Tiên Phước... mà việc điều chỉnh lũ, điều hòa khí hậu ở khu vực này sẽ cải thiện đáng kể.  Ông Bá bảo, chuyện biến đổi khí hậu đã được thế giới quan tâm từ hội nghị môi trường năm 1953 (Thụy Điển) với kết luận: “môi trường biến động sẽ dẫn đến vấn đề đói nghèo, mà con người đói nghèo lại là vật nhiễm bẩn nhất của môi trường sinh thái xã hội nhân văn”. Với ông, điều kiện tiên quyết để thực hiện chương trình tâm huyết này, cũng là điều ông đau đáu nhất chính là việc giải quyết con người. Bởi con người khinh suất với thiên nhiên thì sẽ bị thiên nhiên trả thù bằng thảm họa. Ở tuổi 81, sức khỏe đã không cho phép ông có thể ở ròng rã ngày này qua ngày nọ trong rừng để khảo sát, nghiên cứu, nhưng tôi biết, ngọn lửa tâm huyết của ông vẫn còn nguyên vẹn như ngày nào.
Vũ Phương Thảo-TNO
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment