Test Footer 2

Nghiên cứu giải pháp trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển Thanh Hóa và Ninh Bình

Rừng ngập mặn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ vùng cửa sông, ven biển trước những tác động của thiên tai như: sóng, bão, gió, xói mòn đất... Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới nhưng rất nhạy cảm với các tác động của con người và thiên nhiên. Hệ sinh thái này còn có giá trị to lớn đối với môi trường và phòng chống thiên tai như hạn chế xói lở, tăng bồi tụ đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió bão, sóng thần và nước biển dâng,…
  Cây bần chua và cây trang là 2 loài cây ngập mặn có sự phân bố rộng ở nước ta. Vùng ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là nơi có nhiều bãi bồi ngoài đê hiện nay không còn rừng ngập mặn bảo vệ, những năm gần đây đã có nhiều cố gắng trong công tác trồng và khôi phục lại diện tích rừng ngập mặn, đặc biệt việc trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển và cây bần chua đã và đang được sử dụng phổ biến. Thực tiễn cho thấy, công tác nhân giống bần chua ở nhiều nơi gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống thấp, thậm chí có những vườn ươm cây con bị chết hàng loạt.. Mặt khác, do chưa có biện pháp kỹ thuật trồng phù hợp, nhất là ở nơi có sóng to, thể nền không có phù sa, nhiều cát…, việc trồng cây bần chua gặp rất nhiều khó khăn và tỷ lệ thành công rất thấp.

Vì những lý do đó đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ VEN BIỂN THANH HÓA VÀ NINH BÌNH" đã thực hiện với mục tiêu :Đề xuất được quy trình kỹ thuật ươm giống, trồng và chăm sóc cây ngập mặn (bần chua) bảo vệ đê biển ở Hậu Lộc, Thanh Hóa và Kim Sơn, Ninh Bình.
Với các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp bố trí thí nghiệm, Phương pháp điều tra, theo dõi, thu thập số liệu, Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, đề tài đã thu được các kết quả khá tốt khi thử nghiệm trồng các loại cây với khoảng cách tỷ lệ khác nhau.

Kết luận  - Các bãi ngập mặn Hậu Lộc (Thanh Hoá) và Kim Sơn (Ninh Bình) có chế độ thuỷ triều, đặc điểm và tính chất lý hoá học của thể nền hoàn toàn phù hợp để trồng cây ngập mặn.
- Hạt bần chua tách xong gieo ngay trên luống đất, gieo nông (cắm ½ hạt vào đất) sẽ đạt tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây con ra ngôi cao. Ra ngôi cây con trong túi bầu PE kích thước  25cm x 30cm, đảo bầu và đưa cây con huấn luyện trước khi trồng 2 tháng, là những điều kiện để cây con sinh trưởng tốt và đều nhất, tỷ lệ cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn (sau 20 tháng) cao nhất.
- Trồng cây 2 tuổi với khoảng cách 2,5m x 2,5m là thích hợp nhất đối với cây bần chua ở địa bàn nghiên cứu, tiến hành vệ sinh hàng tuần sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.
- Công trình tạm giảm sóng có vai trò rất quan trọng khi trồng cây ngập mặn, trong điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, dùng cọc tre kết hợp với lưới làm công trình tạm giảm sóng cho cây khi trồng tỏ ra thích hợp nhất.
Link download

SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 nhận xét: