Test Footer 2

4 dự án ngầm dưới bãi biển Nha Trang

Hiện nay, trên bãi biển của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố có bốn dự án lớn đã được tỉnh Khánh Hòa cấp phép, thỏa thuận lập dự án đầu tư khai thác.

Mỗi dự án đang xây dựng hoặc chuẩn bị triển khai này đều được phép đào bãi biển Nha Trang để xây các công trình ngầm: vũ trường, nhà hàng, quầy bar, bãi giữ xe… rộng hàng ngàn mét vuông nhằm phục vụ hàng chục ngàn lượt khách mỗi ngày đêm.

Ông Trương Kỉnh, Trưởng Ban quản lý vịnh Nha Trang cho biết danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang bao gồm cả phía đông các đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng và đại lộ Nguyễn Tất Thành. Còn theo quy định pháp luật, khi xây dựng dự án trên khu vực thuộc danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang thì phải có sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Các vũ trường, trung tâm thương mại ngầm 

Vùng bờ biển và mặt nước ở phía bắc cầu Trần Phú, đối diện với khu đồi Trường đại học Nha Trang, vừa thuộc danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang vừa thuộc danh thắng quốc gia Hòn Chồng – Hòn Đỏ. Tháng 8-2011, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng ký văn bản chấp thuận cho Công ty cổ phần Nha Trang Sao thực hiện dự án công viên vui chơi giải trí Nha Trang Sao tại khu vực này. Ông Ngô Văn Dũng, giám đốc Công ty cổ phần Nha Trang Sao, cho biết dự án đã được cấp giấy phép đầu tư (gồm 4,41ha đất bãi biển và 5,94ha mặt nước vịnh Nha Trang) và được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phải xem xét thận trọng
Trước thông tin tỉnh Khánh Hòa cho phép triển khai một số dự án sử dụng đất bãi biển và mặt nước vịnh Nha Trang, đặc biệt là việc làm hầm tại khu vực bãi biển, ông Nguyễn Đăng Đạo – phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên – môi trường) – cho biết tổng cục chưa có thông tin gì về những dự án này. “Hiện nay phía tỉnh Khánh Hòa cũng chưa có văn bản hay ý kiến tham vấn tổng cục về những dự án này. Nếu có thì tôi đã giao cho bộ phận chuyên môn xem xét” – ông Đạo nói.
Ông Đạo lưu ý: “Việc sử dụng bãi biển, đặc biệt là đào hầm ngầm ở khu vực bãi biển, cần phải hết sức thận trọng xem xét đầy đủ các yếu tố tác động, kể cả nguy cơ xói lở bờ biển. Hiện nay Vụ Kế hoạch của tổng cục đang nắm thông tin về các dự án. Khi có thông tin cụ thể, tổng cục sẽ giao Cục Quản lý khai thác của tổng cục căn cứ theo các quy định để có ý kiến cụ thể. Tuy nhiên, quan điểm chung là việc đào hầm ngầm ở bãi biển cần phải tính toán thận trọng”.
Liên quan đến dự án công viên vui chơi giải trí Nha Trang Sao, chiều 16/1 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Bùi Cách Tuyến khẳng định bộ chưa nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. “Lãnh đạo bộ đã yêu cầu bộ phận chuyên môn kiểm tra nhưng chưa thấy có hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này, vì vậy chưa thể nói về chuyện thẩm định” – ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, sơ bộ thì chưa có dự án nào ở Việt Nam thực hiện theo cách đào hầm ngầm ở khu vực bãi biển. Tuy nhiên, nếu có dự án ở Nha Trang triển khai theo hướng này, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đương nhiên sẽ phải xem xét thận trọng. “Phải có thông tin cụ thể của dự án thì bộ mới thành lập hội đồng thẩm định” – thứ trưởng cho biết
(Theo Xuân Long/Tuổi Trẻ, 17/01/2013)

Cũng theo ông Dũng, dự án công viên vui chơi giải trí Nha Trang Sao có tổng vốn đầu tư gần 200 tỉ đồng, dự kiến khởi công trong quý 1-2013 và thi công trong vòng ba năm. Về thiết kế, toàn bộ phần đất bãi biển có chiều dài khoảng 700m sẽ được đào sâu làm tầng hầm kinh doanh siêu thị, nhà hàng, quầy bar, vũ trường, rạp chiếu phim, khu trò chơi điện tử…

Mặt trên tầng hầm bố trí làm công viên công cộng, trồng cây xanh, người dân và du khách có thể tự do ra vào công viên. Còn phía mặt biển vịnh Nha Trang sẽ được cải tạo bằng cách chở cát trắng từ Cam Ranh về đổ làm bãi tắm công cộng. “Chúng tôi còn có ý tưởng làm một chiếc cầu vồng nối từ đất liền ra danh thắng quốc gia Hòn Đỏ tương tự như cầu Thê Húc ngoài Hà Nội và đã được UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý, nhưng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã bác phần này” – ông Dũng tiết lộ.

Cách dự án kể trên không xa, toàn bộ khu vực bãi biển thuộc ba nhà hàng Bốn Mùa tới đoạn đối diện khách sạn Nha Trang Plaza (đang xây) cũng đã được giao cho hai dự án khác.

Trong đó, dự án của Công ty cổ phần Hải Vân Nam chi nhánh Nha Trang làm chủ đầu tư hiện đã xây dựng xong phần thô một đường hầm, từ khách sạn Nha Trang Plaza băng qua đường Trần Phú để nối với một nhà hàng ngầm dưới công viên bãi biển Trần Phú. Nhà hàng ngầm (rộng hơn 1.500m2) cũng đang được gấp rút hoàn thành và sẽ được bố trí kinh doanh bar cà phê, sân khấu nhạc sống, nhà tắm nước ngọt…

Nằm liền kề với dự án trên là dự án nhà hàng Bốn Mùa. Ông Trần Hữu Liệu, phó tổng giám đốc Công ty TNHH Bốn Mùa Nha Trang, cho biết khu nhà hàng cà phê Bốn Mùa cũ sẽ được tháo bỏ để xây dựng một nhà hàng ngầm rộng 2.000m2 và cũng được bố trí làm vũ trường, quán bar và karaoke.

Bên cạnh đó là một khu vui chơi, mua sắm, ẩm thực rộng khoảng 3.800m2. Phía trên nhà hàng ngầm sẽ làm công viên công cộng kết hợp bể bơi và bán cà phê. Dự kiến dự án sẽ đưa vào sử dụng giai đoạn 1 vào tháng 6/2013 và hoàn thiện toàn bộ công trình vào năm 2014.

Các dự án trên đều nằm ở độ sâu 6-6,5m.

Bãi xe ngầm dưới lòng công viên Phù Đổng 

Dự án ngầm thứ tư trên bãi biển Nha Trang là dự án công viên Phù Đổng đã được UBND tỉnh Khánh Hòa thỏa thuận cho Công ty TNHH Invest Park Nha Trang quy hoạch kiến trúc công trình. Theo đó, khu phía bắc của công viên (hơn 10.000m2) được cho đào lên để xây dựng tầng hầm làm các khu trung tâm thương mại, bãi đậu xe, nhà vệ sinh công cộng và năm đường xuống tầng ngầm này. Mặt trên của tầng ngầm bố trí đường đi dạo, cây xanh. Khu nam phía công viên rộng gần 14.000m2 thì bố trí các công trình: sân khấu biểu diễn, hồ bơi, nhà hàng, khu chợ đêm…

Ngày 15/1, ông Mai Văn Thắng, phó giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Khánh Hòa, cho biết hai dự án nhà hàng Bốn Mùa và Nha Trang Plaza đã được tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, còn dự án Nha Trang Sao thì phải chờ Bộ Tài nguyên – môi trường phê duyệt. Thế nhưng, ông Thắng từ chối cung cấp thông tin về tác động và xử lý môi trường của các dự án ngầm vì: “Từ trước tới nay không cung cấp cho báo chí báo cáo đánh giá tác động môi trường, mà chỉ cung cấp khi công an yêu cầu để phối hợp điều tra, thanh tra”.

Khu bãi biển Nha Trang thuộc khu bắc công viên Phù Đổng (tức khu trò chơi đu quay) đã được tỉnh Khánh Hòa thỏa thuận cho doanh nghiệp lập dự án đào làm trung tâm thương mại và bãi đậu xe ngầm ( Ảnh: Phan Sông Ngân/Tuổi Trẻ)
Khu bãi biển Nha Trang thuộc khu bắc công viên Phù Đổng (tức khu trò chơi đu quay) đã được tỉnh Khánh Hòa thỏa thuận cho doanh nghiệp lập dự án đào làm trung tâm thương mại và bãi đậu xe ngầm ( Ảnh: Phan Sông Ngân/Tuổi Trẻ)

 

Xung quanh “Bốn dự án ngầm dưới bãi biển Nha Trang”, nhiều cán bộ và chuyên gia của tỉnh Khánh Hòa đã cùng lên tiếng bày tỏ mối lo ngại về việc bảo toàn cảnh quan và môi trường tự nhiên của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang.
PGS.TSKH Nguyễn Tác An (Phó chủ tịch Hội Khoa học – kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Hải dương học tại Nha Trang): Danh thắng quốc gia bị tổn thương 
Muốn phát triển thì phải khai thác thiên nhiên, nhưng kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy khi làm việc đó phải tính toán cái được và cái mất sao cho hợp lý, chứ không thể bất chấp tất cả. Về dự án đào bờ biển vịnh Nha Trang để làm nhà hàng ngầm thì phải làm được ba việc: tổ chức không gian phát triển, đánh giá môi trường chiến lược, công bố để chuyên gia phản biện và người dân góp ý kiến. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Khánh Hòa chưa làm được việc đó. Khi làn da bị tổn thương mạnh mẽ thì cơ thể chúng ta không thể khỏe mạnh. Việc đào bờ biển của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang để làm nhà hàng ngầm cũng tương tự như vậy.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc (Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa): Phá vỡ không gian kiến trúc vịnh Nha Trang 
Tôi phản đối việc đào bờ biển xây dựng nhà hàng ngầm. Trước đây từ Tỉnh ủy đến HĐND tỉnh Khánh Hòa đều khẳng định phía đông đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng sẽ không xây dựng những công trình kiên cố, mà để một không gian tự nhiên chỉ có cây xanh và vườn hoa phục vụ lợi ích công cộng. Những công trình kiên cố có trước đó như khách sạn Ana Mandara cũng đều có chủ trương thu hồi, tháo dỡ sau khi hết hạn cho thuê. Bờ biển đẹp như vậy mà đào bới lên rồi làm sao trả lại được hiện trạng ban đầu, làm sao có thể trồng cây xanh tốt ở trên một nền bêtông của nhà hàng ngầm? Nha Trang thiếu gì chỗ làm nhà hàng ngầm, tại sao lại ra bờ biển để làm? Đào sâu dưới lòng bờ biển như vậy là phá vỡ không gian kiến trúc vịnh Nha Trang, và trước sau gì cũng ảnh hưởng đến môi trường.
Ông Lê Thanh Xuân (Phó chủ tịch Hội ái mộ A.Yersin)Vịnh và bờ biển Nha Trang là tài sản của nhân dân
Theo tôi, nếu nói các công trình ngầm xây dựng ở bãi biển Nha Trang sau khi hoàn thành sẽ trồng lại cây cỏ, trả lại môi trường xanh tự nhiên cho bờ biển thì đó là một cách ngụy biện thôi. Bởi chẳng ai có thể trồng những loại cây cổ thụ như dừa, phi lao, cây bàng trên nền bêtông cốt thép. Tôi cũng đồng tình với quan điểm là vịnh và bờ biển Nha Trang mãi mãi là tài sản của nhân dân. Vì vậy tôi hoàn toàn không đồng tình với việc mang bờ biển Nha Trang để đem chia lô, chặt khúc bán cho các công ty khai thác, thu lợi.
Ông Phạm Văn Chi (Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa): Trước đây không có quy hoạch dự án ngầm ở bãi biển Nha Trang 
Thời tôi làm chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, trong quy hoạch của tỉnh không có các dự án nhà hàng ngầm ở bãi biển Nha Trang mà chỉ mới có sau này. Từ năm 1996, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có quan điểm là không xây dựng công trình kiên cố và quá cao ở phía đông đường Trần Phú mà phải để cảnh quan tự nhiên, làm công viên phục vụ công cộng và phát triển du lịch. Đó cũng đồng thời là quan điểm của tôi.
KTS Bùi Dũng (Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa): Một số công trình không được mời phản biện 
Với Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa, có một số công trình tỉnh có thông báo mời chúng tôi phản biện. Nhưng cũng có một số công trình tỉnh không mời phản biện và chúng tôi không được biết. Hội đã có văn bản góp ý phản biện đối với thỏa thuận quy hoạch – kiến trúc công trình công viên Phù Đổng và công trình của khách sạn Nha Trang Plaza. Riêng hai dự án nhà hàng Bốn Mùa và công viên Nha Trang Sao thì cho đến nay chúng tôi không biết gì.
Để phục vụ việc phát triển du lịch thì tôi đồng ý chủ trương xây dựng nhà hàng ngầm. Tuy nhiên, khi đổ bêtông thì phải thấp hơn so với nền công viên 1,5m để đổ đất trồng cây, còn nếu đổ bêtông bằng nền công viên thì tôi phản đối hoàn toàn. Ngoài ra, khi làm xong phải trả lại nguyên trạng cây xanh ở công viên.
KTS Nguyễn Ngọc Đà (Phó giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn kiến trúc và xây dựng Khánh Hòa): Khuất tầm nhìn ra biển thì coi như mất hết giá trị 
Tôi lo lắng sau khi xây dựng xong nhà hàng ngầm thì những hàng dương tồn tại ở công viên từ trước giải phóng (1975) có trồng lại được không? Nhiều người khi đến Nha Trang thường nhớ đến hàng dương ở công viên Trần Phú bởi nó rất đặc biệt. Nếu đường Trần Phú không còn hàng dương đặc thù này và bị khuất tầm nhìn ra biển thì coi như mất hết giá trị.
Ông Bùi Minh Thắng (Giám đốc Công ty Victory Tour – kinh doanh du lịch tại Nha Trang): Có trả được nguyên trạng công viên không? 
Dưới góc độ người làm du lịch, tôi nghĩ làm nhà hàng ngầm với các dịch vụ vũ trường, quầy bar, karaoke… sẽ tốt, bởi hạn chế được tiếng ồn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh. Tôi đã đi nhiều nước tiên tiến và tôi thấy các nước khác tận dụng không gian rất tốt, đặc biệt là không gian ngầm. Tuy nhiên, có một số vấn đề tôi băn khoăn khi xây dựng nhà hàng ngầm bên bờ biển là việc chống thấm, chống ngập, chịu lực và đặc biệt là có trả lại được bề mặt công viên với hệ thống cây xanh như hiện trạng ban đầu hay không? Nếu làm được những việc đó thì tôi ủng hộ. Bởi du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, sẽ có thêm nhiều điểm vui chơi mới lạ ở Nha Trang.
Nhà thơ Giang Nam (Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa): Không thể cắt khúc, phân mảnh bãi biển Nha Trang 
Từ sáng sớm ngày 17/1, tôi được một người bạn già ở TP.HCM gọi điện thông báo về bài báo “Bốn dự án ngầm dưới bãi biển Nha Trang” trên báo Tuổi Trẻ. Thật ra tôi cũng từng biết và dõi theo việc “đào xới” bờ biển Nha Trang một cách ồ ạt và quy mô này, nên tôi hoàn toàn đồng tình với việc báo Tuổi Trẻ đưa lên mặt báo về những dự án ngầm này.
Cũng như trước đây tôi từng bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc triển khai cho xây các công trình khách sạn, nhà hàng cao tầng thành “tuyến đê” chắn mặt tiền hướng biển của thành phố biển Nha Trang. Tôi cũng không đồng tình xây dựng công trình “hoa biển” (nay đã được sửa lại thành tháp Trầm Hương) hay việc hoán đổi công trình văn hóa, như chủ trương chuyển Nhà bảo tàng tỉnh Khánh Hòa từ vị trí mặt tiền của thành phố để lấy đất nhà bảo tàng cho công trình kinh tế… Bởi những công trình đó đã và đang làm “trầy xước, sứt mẻ”, phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên của thành phố biển Nha Trang, đặc biệt là đụng chạm một cách thô bạo vào danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang, vốn đã được xếp là một trong các vịnh biển đẹp nhất thế giới. Vậy nên tôi rất không đồng tình với việc cấp phép cho các dự án triển khai đào xới để xây thêm những dự án ngầm dưới bờ biển Nha Trang hiện nay.
Có nhiều lý do để những công dân như tôi hoàn toàn không đồng tình với những dự án này. Trước hết, bờ biển Nha Trang vốn dĩ được biết đến bởi vẻ đẹp qua một không gian xanh, hài hòa về cảnh sắc thiên nhiên ban tặng. Do đó, khi xây dựng những dự án ngầm rộng hàng chục hecta đất dưới bờ biển thì nó sẽ phá vỡ từng mảng lớn cảnh quan môi trường tự nhiên của vịnh Nha Trang và không gian cả thành phố biển này. Thật sự đó là sự can thiệp một cách cưỡng bức.
Thứ hai, với tư cách công dân, tôi cho rằng vịnh Nha Trang, trong đó có bờ biển Nha Trang, là tài sản của nhân dân và duy nhất của nhân dân, hoàn toàn không thể nhân danh này, lý do kia để tùy tiện cắt khúc, phân mảnh “trao” cho các công ty này, tập đoàn kia khai thác như thế.
(Theo Văn Kỳ – Lý Quảng Trịnh/Tuổi Trẻ, 18/01/2013)

 
Theo Văn Kỳ/Tuổi Trẻ
     
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

4 nhận xét:

  1. Với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại tphcm, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ chuyển hàng bằng đường sắt.
    Proship chúng tôi còn cho thuê đất làm bãi giữ xe, tư vấn hổ trợ kiến thức khi cần phải di chuyển những hóa chất nguy hiểm khi vận chuyển. Đến với chúng tôi bạn không cần lo nghĩ nhiều vì chúng tôi đã lo hết cho bạn rồi.

    ReplyDelete
  2. Giám đốc đảm đương Nghiên cứu CBRE tại Singapore và khu vực Đông Nam Á, Desmond Sim nhận định: “Hiện vẫn còn nhiều rào cản và tránh dịch vụ vận chuyển đi Bắc Kạn mà những nước trong khối ASEAN cần phải vượt qua”. trước hết là khả năng điều hành yếu kém của chuyển hàng đi Thanh Hoá, nguồn cung tấp nập có thể dẫn đến biến động giá thuê mặt bằng cong ty van chuyen di Bac Giang.

    Điều này sẽ gây bê trệ hoặc thậm chí ngăn cản việc mở mang của những nhà bán lẻ. Thứ hai là việc thiếu nguồn cần lao có tay nghề cao cũng là thách thức, mang thể gây chướng ngại trong việc van chuyen di Ha Noi, chành xe vận chuyển đi Bắc Ninhchuyen hang di Cao Bangchanh xe van chuyen di Dien Bien Phu và mở mang của các nhà cung cấp công nghiệp có trị giá cao.

    Thứ ba là sự chênh lệch lớn về chuyên môn cước vận chuyển hàng hoá giữa các nước thành viên cũng hạn chế các ảnh hưởng hăng hái của đề xuất tự do hóa cần lao ASEAN.

    Cảm ơn bạn phổ thông nhé.

    ReplyDelete
  3. Là một cửa hàng thương hiệu – an toàn. có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tổn phí. Đa Minh Tân luôn đặt “Lời ích người sử dụng khi vay tiền lên hàng đầu”. Sau khoáng đãng năm phát triễn nghiên cứu giúp. thừa nhận diện được sự phiền phức cùng cách thức rượm rà khi vay tiền ngay hiện tại. bắt buộc Đa Minh Tân nêu ra phương pháp new mê say có khuynh hướng bắt đầu Vay tiền mặt – sở hữu tiền cấp tốc trong ngày.

    1. phương thức vay đơn thuần nhất lúc này
    nên làm giấy tờ ko nên giám định không ngăn nắp. bởi tài xế hoặc Hộ khẩu sẽ vay được tiền.
    2. Thời gian giải ngân tiền mặt nhanh nhất hiện thời
    ký thông qua đại dương sơ trong 15 – 30 phút. Giải ngân tiền bên sau 1/2 tiếng – cho 2h giả dụ khiến bản thảo trước 21H tối. chúng tôi cam kết giải quyết trong ngày. Ko để tồn sang hôm sau.
    3. Vay toền online miễn sao chúng ta có mạng internet
    mọi lúc các địa điểm. cẩn thận website. ảnh viện đang cùng với chuyên viên tham vấn nhiều năm kinh nghiệm trợ giúp chúng ta. chúng ta không luôn phải đi xa mong chờ. Chỉ nhu yếu nhấc máy cùng Gọi. sẽ vay được tiền.
    4. chẳng phải tài sản đảm bảo, không phải minh chứng các khoản thu nhập
    Chỉ tất yêu phương thức mộc mạc cũng như trên. chúng tôi không phải ai bảo lãnh khoản vay cho bạn. quan trọng vô cùng yên tâm chưa làm cho phiền tổ ấm bạn.

    vay tien nhanh, vay tiền nhanh, vay tiền online, vay tien online, vay tien, vay tiền, vay tien, vay tín chấp, vay tin chap, vay tiền nhanh nhất, vay tien nhanh online, vay tiền nhanh online, vay tiền online nhanh, vvay tien online nhanh,
    vay tien nhanh nhat,

    ReplyDelete
  4. "Buy products related to medical textbooks for doctors and see what customers say ... But there is the online version that is very good, and eliminate that problem
    medical book pdf
    medical book free pdf
    free download medical
    medical book pdf
    free medical book pdf"

    ReplyDelete