Khi hiểm họa nước biển dâng cao vẫn còn được cảnh báo là “nguy cơ” , thì ở nhiều nơi ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nước biển đã tấn công...
Ruộng vườn thành đất hoang
Vườn cây ăn trái chết đứng, những dãy đất xác xơ chỉ còn lau sậy và cỏ nước mặn... đó là những gì còn lại sau trận vỡ đê cách nay 3 năm của những hộ dân sống ven khu vực Bãi Dương ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tiếp nối sau trận vỡ đê đó là những lần nước biển theo “vết tì” trên thân đê tràn vào tấn công vườn cây, ao cá của người dân. Một dãy đất vốn xanh tươi mau chóng trở thành một vùng hoang hóa.
Đứng trước dãy đất hoang nhiễm mặn, anh Nguyễn Minh Trí, cán bộ địa chính xã tiếc nuối: “Trước đây khu vực này là vườn cây ăn trái, bây giờ thì đâu còn trồng gì được nữa”. Không còn trồng gì được nữa, bà Phạm Thị Minh (47 tuổi) phải bỏ mặc 10 công đất cho cỏ, sậy mọc um tùm. Cả nhà bà bây giờ phải tìm việc từng ngày để kiếm sống. Bà Minh kể, trước khi bị nước biển tấn công, vườn nhà bà phủ đầy xoài, ổi, rau màu, phía dưới là ao cá nuôi...
Thế nhưng chỉ sau một đêm, triều cường lên cao, đê không phòng hộ nổi. Liên tục 3 đoạn đê ở khu vực Bãi Dương bị nước biển phá vỡ. Vườn tược, nhà dân lênh láng trong nước mặn. Chính quyền địa phương nói rằng sau những trận nước biển phá đê như thế, chính quyền cũng đã ra sức đắp lại đoạn đê bị phá, một mặt trồng cây mắm để tạo lá chắn che chở cho đê.
Tuy vậy, cây mắm trồng tới đâu bị chết tới đó. Những khoảnh đất
trống, dấu tích của những trận tấn công của sóng biển vào đê vẫn còn đó.
Ông Phạm Minh Khởi, Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hòn Đất
cho rằng sở dĩ có tình trạng đê bị bể là vì người dân ở gần đó “khui”
đất để lấy nước mặn nuôi tôm, làm thân đê bị tổn thương.
Hệ quả là đê không chịu được những đợt triều cường lớn, đất canh tác của các hộ dân trong đê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một mặt, những đợt triều cường đã bắt đầu “cảnh cáo” đối với những con đê chưa được cứng, mỏng manh dọc theo bờ biển dài hàng trăm cây số phía Tây nam.
“Ba năm nay, năm nào cũng ngập”, ông Tống Văn Ánh (56 tuổi), chỉ về phía vết lõm của đê phòng hộ nói triều cường theo đường đó tấn công vào trong đê. “Đến hẹn lại lên”, từ tháng 9 đến gần Tết âm lịch là nước cứ “chồm” vào trong đê. Cứ nửa tháng, thì có 5-6 ngày ngập. Hễ nước ròng là ngập. Nửa đêm, nước ngập lên tới giường ngủ, thế là cả nhà ông phải đưa tài sản, vật nuôi lên đê. Sống đã không yên, nuôi trồng càng không được.
Dẫn chúng tôi ra khu đất với những tán cây trụi lá, ông Ánh nói đó là vườn trái cây trước đây cho thu hoạch hàng chục triệu đồng mỗi năm, còn giờ thì chỉ còn cây khô để làm củi đốt. Còn ao cá, sau những trận nước tràn vào, cá bỏ đi hết.
“Biển đuổi”
Triều cường ngày càng là mối đe dọa thường trực đối với nhiều địa phương ven biển dọc theo các tỉnh phía tây của Tây Nam Bộ. Tại khu vực Rạch Miễu, thuộc thị trấn Sông Đốc và xã Phong Điền, H.Trần Văn Thời, Cà Mau, vào những tháng cuối năm, người dân ở đây luôn sống trong cảnh màn trời chiếu đất vì tình trạng triều cường dâng cao, mà họ vẫn gọi nôm na là “biển đuổi”.
Ông Phạm Thanh Ngại, Bí thư thị trấn Sông Đốc nói cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch là y như rằng nước biển dâng lên làm ngập nhà dân ở đây. Đồ dùng, vật nuôi... cứ sau một đêm là trôi bồng bềnh trong nước. Trước tình cảnh đó, chính quyền không thể làm gì khác hơn là cử lực lượng đến giúp dân di dời tài sản, đợi nước xuống lại dọn vào, đến nước lên lại dọn đi...
Cái vòng luẩn quẩn “biển đuổi thì chạy, biển lui lại về” đã diễn ra liên tục nhiều năm nay. Ông Ngại nói đang lên danh sách để di dời các hộ dân sống trong khu vực bị “biển đuổi” để vào sống trong khu vực tái định cư ở Xẻo Quao. Dự án di dời hàng trăm hộ dân vào sâu trong đất liền của thị trấn Sông Đốc đã được địa phương gấp rút xây dựng.
“Phải thừa nhận tâm lý bà con mình còn chủ quan”, ông Trần Hoàng Chen, Bí thư Huyện ủy huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), đánh giá như thế. Trong đợt triều cường làm ngập trên 19 ngàn héc-ta đất trồng lúa, nuôi cá, nuôi tôm, rau màu... ở tỉnh Cà Mau hồi cuối năm rồi, thì huyện Ngọc Hiển bị ngập đến 9.407 héc-ta, phần lớn là đất nuôi tôm. Ngập nhiều sau Ngọc Hiển là các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như Trần Văn Thời (ngập 5.650 héc-ta), Phú Tân (3.845 héc-ta)...
Ông Trần Hoàng Chen nói rất may lúc triều cường xảy ra người dân đã thu hoạch hết vụ tôm, nếu không thiệt hại sẽ khó lường. Ông Chen cho biết, địa phương đã nhiều lần phổ biến, nhắc nhở người dân chú ý đến việc nâng bờ bao diện tích đất canh tác để phòng trường hợp triều cường lên, tuy nhiên người dân vẫn còn tâm lý chủ quan trước nguy cơ này.
Đối phó với nhiều hiểm họa từ biển như triều cường, gió bão... nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều cụm, tuyến dân cư để di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm vào sâu đất liền. Thế nhưng, những người dân sống ven biển xem ra vẫn chưa mấy mặn mà với nơi ở mới. Bởi một lẽ đơn giản, cuộc mưu sinh của họ gắn liền với biển.
Vườn cây ăn trái chết đứng, những dãy đất xác xơ chỉ còn lau sậy và cỏ nước mặn... đó là những gì còn lại sau trận vỡ đê cách nay 3 năm của những hộ dân sống ven khu vực Bãi Dương ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tiếp nối sau trận vỡ đê đó là những lần nước biển theo “vết tì” trên thân đê tràn vào tấn công vườn cây, ao cá của người dân. Một dãy đất vốn xanh tươi mau chóng trở thành một vùng hoang hóa.
Đứng trước dãy đất hoang nhiễm mặn, anh Nguyễn Minh Trí, cán bộ địa chính xã tiếc nuối: “Trước đây khu vực này là vườn cây ăn trái, bây giờ thì đâu còn trồng gì được nữa”. Không còn trồng gì được nữa, bà Phạm Thị Minh (47 tuổi) phải bỏ mặc 10 công đất cho cỏ, sậy mọc um tùm. Cả nhà bà bây giờ phải tìm việc từng ngày để kiếm sống. Bà Minh kể, trước khi bị nước biển tấn công, vườn nhà bà phủ đầy xoài, ổi, rau màu, phía dưới là ao cá nuôi...
Thế nhưng chỉ sau một đêm, triều cường lên cao, đê không phòng hộ nổi. Liên tục 3 đoạn đê ở khu vực Bãi Dương bị nước biển phá vỡ. Vườn tược, nhà dân lênh láng trong nước mặn. Chính quyền địa phương nói rằng sau những trận nước biển phá đê như thế, chính quyền cũng đã ra sức đắp lại đoạn đê bị phá, một mặt trồng cây mắm để tạo lá chắn che chở cho đê.
Di
dân, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê... là những biện pháp cần thiết
được nhắc đến nhằm đối phó với tình trạng nước biển ngày càng dâng cao.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi tại ĐBSCL, hệ thống đê phòng hộ ven biển vốn cũ
kỹ, thiếu vững chắc lại bị xâm phạm nghiêm trọng. Vấn đề không chỉ có ý
thức của người dân sống gần đê, mà ngay cả chính quyền ở địa phương có
đê. Việc một chính quyền ở một huyện có đê phòng hộ biển tây đồng ý cho xẻ nhiều đoạn đê nhằm đưa nước mặn vào nuôi tôm là một ví dụ. Và nếu vẫn với cách hành xử đó, thì việc có xây dựng, nâng cấp tuyến đê ven biển được đến thế nào thì biển vẫn là một mối đe dọa lớn. |
Hệ quả là đê không chịu được những đợt triều cường lớn, đất canh tác của các hộ dân trong đê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một mặt, những đợt triều cường đã bắt đầu “cảnh cáo” đối với những con đê chưa được cứng, mỏng manh dọc theo bờ biển dài hàng trăm cây số phía Tây nam.
“Ba năm nay, năm nào cũng ngập”, ông Tống Văn Ánh (56 tuổi), chỉ về phía vết lõm của đê phòng hộ nói triều cường theo đường đó tấn công vào trong đê. “Đến hẹn lại lên”, từ tháng 9 đến gần Tết âm lịch là nước cứ “chồm” vào trong đê. Cứ nửa tháng, thì có 5-6 ngày ngập. Hễ nước ròng là ngập. Nửa đêm, nước ngập lên tới giường ngủ, thế là cả nhà ông phải đưa tài sản, vật nuôi lên đê. Sống đã không yên, nuôi trồng càng không được.
Dẫn chúng tôi ra khu đất với những tán cây trụi lá, ông Ánh nói đó là vườn trái cây trước đây cho thu hoạch hàng chục triệu đồng mỗi năm, còn giờ thì chỉ còn cây khô để làm củi đốt. Còn ao cá, sau những trận nước tràn vào, cá bỏ đi hết.
“Biển đuổi”
Triều cường ngày càng là mối đe dọa thường trực đối với nhiều địa phương ven biển dọc theo các tỉnh phía tây của Tây Nam Bộ. Tại khu vực Rạch Miễu, thuộc thị trấn Sông Đốc và xã Phong Điền, H.Trần Văn Thời, Cà Mau, vào những tháng cuối năm, người dân ở đây luôn sống trong cảnh màn trời chiếu đất vì tình trạng triều cường dâng cao, mà họ vẫn gọi nôm na là “biển đuổi”.
Ông Phạm Thanh Ngại, Bí thư thị trấn Sông Đốc nói cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch là y như rằng nước biển dâng lên làm ngập nhà dân ở đây. Đồ dùng, vật nuôi... cứ sau một đêm là trôi bồng bềnh trong nước. Trước tình cảnh đó, chính quyền không thể làm gì khác hơn là cử lực lượng đến giúp dân di dời tài sản, đợi nước xuống lại dọn vào, đến nước lên lại dọn đi...
Cái vòng luẩn quẩn “biển đuổi thì chạy, biển lui lại về” đã diễn ra liên tục nhiều năm nay. Ông Ngại nói đang lên danh sách để di dời các hộ dân sống trong khu vực bị “biển đuổi” để vào sống trong khu vực tái định cư ở Xẻo Quao. Dự án di dời hàng trăm hộ dân vào sâu trong đất liền của thị trấn Sông Đốc đã được địa phương gấp rút xây dựng.
“Phải thừa nhận tâm lý bà con mình còn chủ quan”, ông Trần Hoàng Chen, Bí thư Huyện ủy huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), đánh giá như thế. Trong đợt triều cường làm ngập trên 19 ngàn héc-ta đất trồng lúa, nuôi cá, nuôi tôm, rau màu... ở tỉnh Cà Mau hồi cuối năm rồi, thì huyện Ngọc Hiển bị ngập đến 9.407 héc-ta, phần lớn là đất nuôi tôm. Ngập nhiều sau Ngọc Hiển là các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như Trần Văn Thời (ngập 5.650 héc-ta), Phú Tân (3.845 héc-ta)...
Ông Trần Hoàng Chen nói rất may lúc triều cường xảy ra người dân đã thu hoạch hết vụ tôm, nếu không thiệt hại sẽ khó lường. Ông Chen cho biết, địa phương đã nhiều lần phổ biến, nhắc nhở người dân chú ý đến việc nâng bờ bao diện tích đất canh tác để phòng trường hợp triều cường lên, tuy nhiên người dân vẫn còn tâm lý chủ quan trước nguy cơ này.
Đối phó với nhiều hiểm họa từ biển như triều cường, gió bão... nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều cụm, tuyến dân cư để di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm vào sâu đất liền. Thế nhưng, những người dân sống ven biển xem ra vẫn chưa mấy mặn mà với nơi ở mới. Bởi một lẽ đơn giản, cuộc mưu sinh của họ gắn liền với biển.
Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Sóc Trăng: Nước biển dâng cao bất thường
Ông Nguyễn Văn Khởi nói: “Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng thời gian gần đây nước biển dâng cao bất thường. Năm 2008, tại các huyện ven biển như Vĩnh Châu, Cù Lao Dung..., tình trạng nước biển “nuốt chửng” đất liền đã đến mức báo động. Nhiều xã ven biển đã và đang bị nước biển tấn công, nước biển gây xói mòn, làm sạt lở và đe dọa thân đê biển Đông”. Theo ông Khởi, toàn tỉnh có 72 km bờ biển, nhưng hiện nay có nhiều khu vực đất ven biển bị nước biển bào mòn, lấn sâu vào đất liền không thể trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đê, bảo vệ môi trường sinh thái. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: Phòng chống là “quá tầm” đối với tỉnh! Trao đổi với chúng tôi về vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Phòng chống BĐKH là công việc “quá tầm” đối với tỉnh, do vậy cần có hành động trực tiếp của các bộ, ngành trung ương. Công việc trước mắt của tỉnh là chỉ đạo các địa phương gia cố, nâng cấp hệ thống đê bao phòng hộ xung yếu để đề phòng nước biển dâng; triển khai nâng cấp tuyến đê biển Tây dài 150 km xuyên qua các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển để phòng ngừa nước biển dâng và bảo vệ tài sản, công việc sản xuất cho bà con”. Ông Lương Ngọc Lân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu: Bão lớn, vỡ đê là điều không tránh khỏi! Ông Lương Ngọc Lân cho biết: “Bạc Liêu có tuyến đê biển Đông dài 56 km, có nhiệm vụ bảo vệ cho hàng chục ngàn hộ dân, với gần 90.000 ha đất sản xuất, nhưng tuyến đê này chỉ chịu được bão cấp 9, còn bão cấp 10-12 thì vỡ đê là điều không thể tránh khỏi”. Việc phòng chống BĐKH đối với địa phương là không thể nhưng theo ông Lân, tỉnh sẽ nỗ lực bằng mọi phương án để bảo vệ dân, bảo vệ việc sản xuất như đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ; gia công, bồi trúc cao trình hệ thống đê điều, sắp xếp lại dân cư...
Trần Thanh Phong (thực hiện)
|
Tiến Trình-TNO
0 nhận xét:
Post a Comment