Test Footer 2

Phải ra biển bằng công nghệ hiện đại

(Vfej.vn)-Không thể tiến ra biển với đội quân truyền thống mà phải bằng hệ thống công nghệ hiện đại và tốt hơn để có nền kinh tế mạnh về biển – PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển&Hải Đảo Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn trưng bày công nghệ phục vụ kinh tế biển mới đây ở TP Hải Phòng.

Theo Tổng cục Biển&Hải đảo, chiến lược biển Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta phải trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển. Kinh tế biển phải vươn lên đảm nhận đóng góp từ 53 – 55% GDP, từ 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhiều năm qua, các hoạt động vận động kinh tế biển trong nước vẫn chỉ tập trung đánh giá về các lợi thế, tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên biển đảo nước nhà, chưa có những đánh giá tổng quan và thiết thực về tình trạng ứng dụng, nắm bắt các tiến bộ công nghệ ở môi trường biển đảo, trực tiếp phục vụ nhu cầu sản xuất và hoạt động kinh tế biển ở các địa phương.
Theo đánh giá của PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư - Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên&Môi trường), việc khai thác tiềm năng biển nước ta còn rất hạn chế với công nghệ lạc hậu.
Bởi vậy, việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đặt ra nghiêm túc. Hơn nữa, qua hướng này, Việt Nam có thể đẩy mạnh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phục vụ đắc lực cho công tác điều tra, dự báo thiên tai và khai thác các vùng tài nguyên biển một cách bền vững.
“Phát triển kinh tế biển trước hết phải có công nghệ chứ không thể ra biển với đội quân thuyền thúng”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển&Hải Đảo Việt Nam, nói, “Nếu đẳng cấp của anh thấp thì anh chỉ loanh quanh đầu tư trong nước với công nghệ thấp.”
Công nghệ chiếm đến 50% phát triển kinh tế, số còn lại là chính sách, nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam thiếu lộ trình mềm mỏng và kinh hoạt trong việc áp dụng công nghệ phát triển kinh tế biển.
Đánh giá chung của ban tổ chức diễn đàn cho biết, trên thực tế, các công nghệ quốc tế và Việt Nam liên quan đến biển bao gồm 12 lĩnh vực như môi trường, năng lượng, xây dựng, phòng chống thiên tai, phát triển hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển, hóa dược phẩm, sản xuất nước ngọt, dầu khí, khoáng sản…
Để tạo được bước đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển, theo ông Hồi, cần phải có những giải pháp cấp thiết như xây dựng học viện quốc gia về công nghệ biển, thống nhất quản lý nguồn nhân lực biển; cải thiện quan hệ quốc tế về lĩnh vực công nghệ biển với những quốc gia có trình độ cao, tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn để đầu tư cho ứng dụng và chuyển giao công nghệ biển...
Trong khuôn khổ của diễn đàn, Bộ Ngoại giao Canada phối hợp cùng Đại Sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức đoàn doanh nghiệp Canada bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sạch tham gia chia sẻ và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thế mạnh; giới thiệu quy trình công nghệ sạch của một số doanh nghiệp Canada, vai trò và chính sách của Chính phủ trong việc khuyến khích thực hiện công nghệ sạch.
Đánh giá chung của ban tổ chức diễn đàn cho biết, trên thực tế, các công nghệ quốc tế và Việt Nam liên quan đến biển bao gồm 12 lĩnh vực như môi trường, năng lượng, xây dựng, phòng chống thiên tai, phát triển hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển, hóa dược phẩm, sản xuất nước ngọt, dầu khí, khoáng sản…
Tổng cục Biển&Hải đảo cũng đã chọn Hải Phòng - Quảng Ninh để thí điểm xây dựng quy hoạch vùng biển ở phía bắc, đồng thời xây dựng dự án quy hoạch sử dụng tài nguyên cho toàn bộ vùng biển nước ta.
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết để bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học vùng bờ và vùng đảo, Hải Phòng đã nỗ lực rất cao để Tổ chức Giáo dục Khoa học&Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận quần đảo Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Hiện nay, ở đây đang thực hiện mô hình phòng thí nghiệm học tập đầu tiên trên thế giới về phát triển bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học”.

“Diễn đàn và trưng bày giới thiệu công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển Việt Nam” lần thứ 1 do Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên&Môi trường) phối hợp với UBND thành phố tổ chức ngày 7/5 tại Trung tâm hội nghị thành phố Hải Phòng.

Tại diễn đàn, các nhà quản lý, đại diện lãnh đạo 28 tỉnh, thành phố ven biển, các chuyên gia quốc tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trao đổi, thảo luận những thông tin tổng quan về các ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển trên thế giới và Việt Nam hiện nay; thực trạng ứng dụng, nhu cầu về công nghệ phát triển của kinh tế biển tại các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Dự kiến diễn đàn sẽ được tổ chức hàng năm tại các tỉnh ven biển.

Minh Phúc
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment