
Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Ảnh tư
liệu
(DĐĐT)
- Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ven biển, hải đảo
được tăng cường tại Kiên Giang. Tỉnh đã đưa vào sử dụng 05 cảng cá như: Cảng
Thổ Châu, Nam Du, An Thới, Tắc Cậu, Dương Đông và cảng biển Bãi Vòng-Phú Quốc.
Hiện tỉnh cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công cảng cá Xẻo Nhàu, Tô Châu, Ba
Hòn, bến cá Lình Huỳnh, khu trú bão Cầu Sấu, luồng vào cửa Dương Đông...
Theo
báo Kiên Giang, kinh tế biển phát triển đã và đang có tác động tích cực, góp
phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Toàn
tỉnh hiện có 12.425 phương tiện (tăng 1,7 lần so năm 2007) trong đó tàu đánh
bắt xa bờ 3.500 chiếc công suất bình quân 340,19 CV/chiếc.
Nuôi
trồng thủy sảnphát triển nhanh, hình thức nuôi đa dạng như: Tôm sú, tôm thẻ
chân trắng, tôm càng xanh, cá lồng bè trên biển, nuôi nghêu, sò vùng bãi triều,
nuôi cá nước ngọt, nước lợ vùng ven biển, rừng ngập mặn với diện tích thả nuôi
163.761 ha (tôm quảng canh 84.702 ha, nuôi công nghiệp 1.361 ha), sản lượng
khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2012 đạt 584.182 tấn, tăng 1,33 lần và sản
lượng tôm nuôi 40.292 tấn, tăng 1,43 lần, kim ngạch xuất thủy sản 157 triệu USD
và tăng 2,33 lần so với năm 2007.
Phát
triển kinh tế biển gắn với đầu tư khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, dịch
vụ biển đảo và ven biển.
Năm
2012, thu hút trên 3,8 triệu lượt khách du lịch tuyến đường biển và đường bộ
sang các nước Campuchia và Thái Lan, tăng gấp 6,32 lần so với năm 2007.
Công
tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ven biển, hải đảo được tăng
cường ở Kiên Giang. Tỉnh đã đưa vào sử dụng 05 cảng cá như: Cảng Thổ Châu, Nam
Du, An Thới, Tắc Cậu, Dương Đông và cảng biển Bãi Vòng-Phú Quốc.
Cảng
cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công cảng cá Xẻo Nhàu, Tô Châu, Ba Hòn, bến cá
Lình Huỳnh, khu trú bão Cầu Sấu, luồng vào cửa Dương Đông. Thực hiện nâng cấp
nhiều công trình giao thông, lấn biển mở rộng khu đô thị Rạch Giá và Hà Tiên.
Xây
dựng trạm cấp nước Hà Tiên, Ba Hòn, Chùa Hang có công suất từ 200-500 m3/ngày,
Tắc Cậu (Châu Thành) 1.000 m3/ngày; hồ chứa và kinh dẫn nước tại Hà Tiên và Phú
Quốc.
Hệ
thống cấp điện, cấp nước các xã ven biển có công suất từ 100-150 m3/ngày, các
tuyến đường ven biển và các đảo Phú Quốc, Hòn Nghệ, Lại Sơn, Hòn Tre, hệ thống
trường, trạm cho các xã ven biển và hải đảo.
Thời
gian tới tỉnh Kiên Giang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển
các vùng biển, ven biển, hải đảo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong
đó trọng tâm quy hoạch xây dựng các địa bàn, trung tâm kinh tế biển, làm cầu
nối gắn liền với các trung tâm kinh tế của tỉnh.
Tập
trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, hải đảo, nhất là đầu
tư xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao theo
Quyết định 178-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tích
cực phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các bộ, ngành Trung ương để hoàn
thành việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc.
Đẩy
nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế biển, nhất là các
dự án phát triển giao thông, thủy lợi, cảng biển, khu trú bão, điện, nước sạch,
nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, khu du lịch, dịch vụ.
Phát
triển thủy sản đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và chế biến. Tiếp tục thực hiện
chương trình khai thác hải sản xa bờ, phát triển vận tải (đường hàng không,
đường biển, đường bộ), đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Đẩy
mạnh công tác điều tra, khảo sát phục vụ công tác quy hoạch và khai thác
có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, kết hợp với bảo vệ môi trường.
Theo V. T- diendandautu.vn
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete