Test Footer 2

Nghiên cứu và xây dựng mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Hầu hết đô thị ở Việt Nam tập trung ở vùng ven biển nên nhiều khả năng rủi ro bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Việc tìm kiếm mô hình thích hợp cho đô thị Việt Nam theo hướng sinh thái, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu là cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay nhằm có những hành động hợp lý nhất đóng góp cho sự phát triển của đô thị Việt Nam trong tương lai bền vững.


Đến nay, Việt Nam có 762 TP, thị xã và thị trấn, trong đó có 2 TP đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, hơn 20 đô thị lớn, vừa và hàng trăm đô thị nhỏ. Sự phát triển đô thị Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, tác động biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính... Các chuyên gia cho rằng: Phát triển đô thị sinh thái có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng là xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam. Theo PGS.TS Đỗ Tú Lan - Phó cục trưởng Cục phát triển đô thị ở Việt Nam, có 2 phương thức tiếp cận khác nhau để phát triển đô thị sinh thái có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đó là TP xanh, TP có nhiều không gian mở, cây xanh thực rộng lớn, có mật độ xây dựng và con người thấp nhất; và đô thị “xanh” theo quan niệm của tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên, tái sử dụng nước thải và rác thải, tiết kiệm nước, quản lý TP có nguồn phát thải các bon thấp, sử dụng năng lượng tự nhiên như sức gió, nắng, sóng biển....

TP sinh thái (hay TP bền vững) là TP được xem xét tác động môi trường, nơi sinh sống của những người tận tâm để giảm thiểu yếu tố đầu vào cần thiết của nước, năng lượng, thực phẩm và đầu ra chất thải nhiệt, ô nhiễm không khí CO2, methane, nước ô nhiễm. PGS.TS Trần Đức Hạ nhấn mạnh: Đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại, phát triển của nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt, làm việc trong đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đô thị.

Theo PGS.TS Đỗ Tú Lan, có 8 tiêu chí cơ bản để xem xét đánh giá đô thị sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế, đó là cơ cấu đô thị (về sử dụng đất và kiến trúc đô thị); giao thông đô thị với các thứ tự ưu tiên là giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận, giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, xe bus rồi mới đến ô tô con; sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời... hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, đồng thời sử dụng các giải pháp bảo tồn năng lượng; về mặt xã hội đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở , sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục việc làn; quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý; nông nghiệp; kinh tế; chính sách và thể chế quản lý.

Các chuyên gia cho rằng có 2 khuynh hướng cơ bản trong nghiên cứu phát triển đô thị sinh thái, đó là khuynh hướng bảo vệ thiên nhiên và khuynh hướng vệ sinh môi trường. Nếu khuynh hướng bảo vệ thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa sự phá hủy môi trường thiên nhiên hiện có, lợi dụng các quá trình tự nhiên để hoàn thiện các chức năng đô thị, phục hồi các yếu tố tự nhiên bị suy thoái để tái sinh sự cân bằng sinh thái mới thì vệ sinh môi trường lại nhằm tạo ra sự phát triển hài hòa cộng đồng đô thị, bảo vệ nó khỏi bị các tác động xấu của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo không thuận lợi, thông qua các giải pháp thiết kế quy hoạch đô thị hợp lý. 3 nhiệm vụ chính cần được giải quyết trong mục tiêu cụ thể sinh thái đô thị là bảo đảm việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao tính bền vững của cảnh quan và lợi dụng các nhân tố tự nhiên để kiến tạo môi trường đô thị với mức tiện nghi cao nhất cho con người.

Để xây dựng một đô thị hiện đại trong bối cảnh ảnh hưởng của BĐKH ngày càng gia tăng, vừa qua, Bộ TN&MT, Văn phòng Chương trình KHCN phục vụ mục tiêu quốc gia  ứng phó BĐKH đã đồng ý đưa đề  tài Nghiên cứu, đánh giá được quá trình đô thị hoá trong bối cảnh biến đổi khí hậu vào triển khai trong năm 2013. Theo đó, khi hoàn thiện, đề tài này sẽ đề xuất được các mô hình đô thị có khả năng thích ứng với  biến đổi khí hậu làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách ph. Kết quả đánh giá (bản đồ, số liệu, thống kê, báo cáo) mối quan hệ giữa khả năng chống chịu, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu với đô thị hóa-quản trị đô thị-văn minh trị thủy, chuyển hóa các thách thức của biến đổi khí hậu và đô thị hóa tự phát thành những cơ hội phát triển bền vững. Xây dựng các mô hình thí điểm đô thị ứng phó BĐKH và đưa ra các giải pháp giải pháp xây dụng và triển khai mô hinh đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Hy vọng tương lai không xa, với việc hình thành nhiều các chương trình nghiên cứu đô thị theo xu hướng xanh sẽ là hành động thiết thực của Việt Nam nhằm giảm phát thải nhà kính, giảm phát thải cacbon ở các đô thị lớn và hình thành các vùng đô thị có khả năng chống chịu với sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu.

Thiên Lương- Báo TN&MT
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment