Test Footer 2

Mực nước đại dương dâng thêm nhưng không lo đại hồng thủy

северный ледовитый океан море север море арктика
© Flickr.com/U.S. Geological Survey/cc-by
Mực nước đại dương thế giới sẽ dâng lên 60% nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. Vì vậy, cư dân các vùng đất thấp ven biển trên khắp thế giới có thể sẽ sớm phải đối mặt với mối đe dọa lũ lụt, - các nhà khoa học Đức từ Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu cảnh báo.
Có khẳng định khác, cho biết quả là mực nước biển đang tăng, nhưng không nhanh như các nhà khoa học Đức tuyên bố. Các chuyên viên đang theo dõi sát sao tiến trình này, sử dụng những phương pháp giám sát mới hiện đại nhất, - ông Henric Alekseev lãnh đạo Ban nghiên cứu sự tương tác giữa đại dương và khí quyển tại Viện Bắc Cực và Nam Cực ở Saint-Peterburg nhấn mạnh.
“Hiện nay đang tiến hành theo dõi mức nước đại dương từ vệ tinh. Đánh giá phổ biến nhất là nước dâng khoảng 3,4 mm mỗi năm. Tương ứng trong toàn bộ thế kỷ 21 là 34 cm. Đây không phải là lượng gia tăng lớn. Đối với Nga và các nước phương Bắc chỉ số này là ít đáng kể. Nhưng đồng thời chừng đó cũng đủ nhiều đối với các quốc đảo ở khu vực nhiệt đới xích đạo, nơi các đảo san hô nhô cao đến nửa mét trên mặt biển”.
Mực nước đại dương sẽ không tăng đột ngột do khí hậu ấm lên, bởi hiện tượng toàn cầu này đã chậm lại, - nhà khoa học nhấn mạnh. Còn phần nửa mức nâng cao gắn với sự gia tăng nhiệt độ của nước trong lòng đại dương. Nhiều chuyên viên theo xu hướng dự đoán bi quan nhấn sự chú ý vào đà tan chảy của các dòng sông băng. Điều đó đặc biệt nổi bật ở Greenland. Tuy nhiên cũng có hiện tượng ngược lại là ở phần lớn Nam Cực diện đóng băng đang tăng rộng.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng như vậy có thể tăng số lượng các cơn bão và tương ứng là những trận lũ lụt. Tương tự như đã từng diễn ra ở vùng Vịnh Mexich. Nhưng điều đó lại không phải là gắn với gia tăng mực nước biển, mà là với sức gió bão ngày càng mạnh. Ông Anatoly Sagalevich chuyên viên Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) tin chắc rằng viễn cảnh đại hồng thủy không đe dọa nhân loại.
“Trong vài trăm nghìn năm tới sẽ chẳng xảy ra cái gì như vậy và mọi người có thể sống bình yên. Đây là kiểu dọa dẫm đáng sợ như “ngóao ộp” hay “ba bị chín quai, bởi chúng ta có bằng chứng sống. Đó là ông Teddy Tucker sống trên đảo vùng Bermuda. Ông là thợ lặn lão luyện, nhiều lần chui xuống lòng nước. Ở độ sâu 12 mét, ông tìm thấy một cái cây, có độ tuổi chừng 7,5 triệu năm. Tức là qua chặng dài thời gian như vậy, mực nước biển đã tăng 12 mét. Có thể tính được nước dâng lên bao nhiêu qua mỗi năm. Có những thống kê thực hiện ở Thái Bình Dương, theo một số dãy núi nằm ngập dưới nước. Cũng cho những con số xấp xỉ trùng hợp với nhau. Vì vậy nếu nói ngay bây giờ nước dâng ngập một số vùng trũng thấp nào đó ở châu Âu, thì hẳn là quá sớm”.
Như vậy, không có dự kiến lũ lụt toàn cầu. Vậy thì vì đâu lại xuất hiện những dự đoán đáng giật mình như trên?
Dữ liệu của các nhà khoa học Đức được giới thiệu tại hội nghị ở Doha. Tại đó đã diễn ra những cuộc tranh cãi nóng bỏng xung quanh tương lai của văn kiện gọi là Nghị định thư Kyoto, hướng tới hạn chế thải thán khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhiều quốc gia, trong đó có Nga, đã từ chối gia hạn trách nhiệm cam kết với Nghị định thư Kyoto. Không loại trừ rằng, nêu dự đoán u ám đáng sợ chỉ là một dạng cố gắng gây sức ép với những ai không muốn tiếp tục tham gia vào hiệp ước quốc tế này.
 
Theo Tiếng nói nước Nga
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment