Do chịu tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu, ảnh hưởng của nước biển dâng, tình hình bão và áp thấp nhiệt đới diễn
biến bất thường đã làm bờ biển Thừa Thiên Huế thường xuyên bị sạt lở. Hiện nay,
có hơn 30km trong tổng số 127km bờ biển bị sạt lở tập trung ở các khu vực:
Phong Hải- huyện Phong Điền; Quảng Công, Quảng Ngạn- huyện Quảng Điền; Hải
Dương- huyện Hương Trà; Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên- huyện
Phú Vang; Vinh Hải và Vinh Hiền- huyện Phú Lộc. Đặc biệt, gây xói lở hai cửa biển
Thuận An và Tư Hiền gây nguy cơ mất ổn định tự nhiên khu vực đầm phá Tam Giang-
Cầu Hai, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1000 hộ dân cũng như cơ sở hạ
tầng, kinh tế- xã hội khu vực ven biển của tỉnh.
Trong tổng số
127km đường bờ biển, thì riêng dải cồn cát ven biển nằm xen giữa đồng bằng
duyên hải hoặc đầm phá bên trong và biển Đông ở ngoài kéo dài từ xã Điền Hương,
huyện Phong Điền đến tận chân đèo Hải Vân có chiều dài 90km được xem như tuyến
đê biển trực tiếp. Khu vực dải cồn cát bao gồm 24 xã và thị trấn của các huyện
Phong Điền (6 xã), Quảng Điền 02 xã), Hương Trà (01 xã), Phú Vang (07 xã) và
Phú Lộc (08 xã, thị trấn Phú Lộc).
Biển tiến lấn
sâu vào đất liền mỗi năm trung bình từ 10m-30m làm hư hại các công trình hạ tầng
cơ sở , làm sập đổ cột đèn hải đăng (năm 2001), hàng loạt nhà nghỉ bãi tắm Thuận
An (năm 1999 nhà nghỉ Công An; và năm 2001 làm sập khu nhà nghỉ Công An), nhà ở
của dân bị cuốn trôi ra biển, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ
dân trong khu vực Hải Dương- Hòa Duân. Chính vì vậy, hàng năm địa phương luôn
phải tổ chức di dời dân ở những vùng bị ảnh hưởng, xâm thực mạnh vào bên trong,
những nơi có thể tái định cư.
Ảnh: Thành Luân
Đã có một số công trình chỉnh trị làm ổn định cửa sông, bờ biển
khu vực này, nhưng trong những điều kiện bất thường như bão to, sóng lớn vẫn
không tránh khỏi sự xâm thực mạnh mẽ của biển. Điển hình là đoạn bờ nằm ngay cạnh
công trình kè mỏ bảo vệ cửa Thuận An đã bị xói trong mùa mưa bão, và người dân
đã kịp thời ứng cứu bằng những bao tải cát.
Ảnh: Thành Luân
Một
công nghệ mới được áp dụng với bờ biển Thừa Thiên Huế là công nghệ Stabiplage hay còn gọi là con lươn chắn cát. Mỗi
con lươn có chiều dài 50m vuông góc với bờ biển, cao khoảng 1,5m, trong con
lươn được bơm đầy cát. Công trình này áp dụng cho bờ biển Phú Nhuận, huyện Phú
Vang đã bị sóng đánh tan. Và mới đây năm 2010 được hoàn thành và đang trong thời
kỳ theo dõi. Đến năm 2011, nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Động lực Cửa sông Ven biển
và Hải đảo-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có chuyến công tác thăm các công
trình này cho thấy: Khu giữa được bảo vệ bởi các con lươn cồn cátđược giữ lại
không bị lấy ra nhiều, nhưng tại vị trị ngay sát chân công trình phía không được
bảo vệ đã xảy ra xói rất mạnh, do địa hình khá dốc, sóng tiến sâu và sát
ngay cồn cát, công trình bảo vệ.
Trước tình hình ảnh hưởng phức tạp của biển với dải cồn cát,
bờ biển Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã có tờ trình xin đề nghị Bộ NN và PTNT xem xét trình Thủ tướng chính phủ
phê duyệt bổ sung thêm 98,042km (trong đó có 90km dải cồn cát ven biển và
8,042km đê Đông – Tây Ô Lâu).
Cần tổng kết lại các đề tài, nghiên cứu đã có, cũng như có những nghiên cứu cụ thể hơn cho toàn dải bờ
biển. Trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp để bảo vệ bờ biển, nhất là trong
điều kiện hiện nay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang là vấn đề phức tạp và rất
bức xúc.
Nguyễn Thành Luân
Trung tâm Động lực Cửa sông Ven biển và Hải đảo
0 nhận xét:
Post a Comment