Test Footer 2

Vùng biển Nha Trang - Cảnh báo nguy cơ tích lũy các chất hữu cơ độc hại

Kết quả điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang vừa qua cho thấy, hiện sự dao động của hàm lượng thuốc trừ sâu (TTS) họ Clo hữu cơ trong trầm tích tại Vịnh Nha Trang là rất lớn và ngày càng gia tăng. Mức độ nhiễm bẩn hàm lượng nhóm chất rắn hòa tan (DDT) cũng vượt ngưỡng 3 - 4 lần. Sự tích lũy của các TTS khó phân hủy đang tiếp diễn trong vùng mặc dù các nhóm chất trên đã bị nghiêm cấm và hạn chế sử dụng nhiều năm qua đang là mối nguy cơ đe dọa chất lượng nước và trầm tích vùng Vịnh Nha Trang.

 Ô nhiễm từ những cống xả
Được đầu tư khá nhiều công sức và tiền bạc để cải thiện vệ sinh môi trường vùng Vịnh Nha Trang, song quan trọng nhất là hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp tại khu vực này thì lại chưa được giải quyết triệt để. Những cống nước thải đen ngòm từ phía Bắc thành phố vẫn ngày đêm xả thẳng ra biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Phía Bắc cầu sông Cái, gần thắng cảnh Hòn Chồng (phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang), một miệng cống lớn xả thẳng từ đường Phạm văn Đồng ra biển, còn trên bờ thì dày đặc rác thải.
Cách cống này vài trăm mét về hướng Bắc thuộc phường Vĩnh Hải là một cống khác, nước thải cũng đen ngòm hôi thối chảy ra biển...Theo Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Khánh Hòa, TP. Nha Trang có tổng cộng 11 cửa xả nước thải, trong đó có 3 cửa xả thẳng ra biển, 5 cửa xả ra sông Đáy và 3 cửa xả ra  sông Quáng Trường... Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, mỗi ngày Vịnh này tiếp nhận khoảng 10 tấn rác thải của hơn 2.000 người dân sống trên các đảo và 6.000 lồng nuôi trồng thủy hải sản và tàu thuyền đánh cá của địa phương.

Tồn dư nhiều "chất cấm"
Việc “vô tư ” xả thải ra cửa sông, cửa biển trong nhiều năm qua đã làm tồn dư một lượng hóa chất độc hại khá lớn trong môi trường trầm tích Vịnh Nha Trang. Đặc biệt, vừa qua Viện Hải dương học Nha Trang  đã tiến hành một đợt khảo sát thu mẫu trầm tích bề mặt ( lớp trầm tích 2cm bề mặt) tại 2 địa điểm chính là cửa sông Cái và cửa sông Bé đi ra ngoài Vịnh với 13 điểm lấy mẫu cho thấy, dư lượng TTS, họ Clo hữu cơ trong trầm tích Vịnh Nha Trang có hàm lượng khá cao, trong đó nhóm thuốc trừ sâu DDT và các thành phần phân rã của chúng như kẽm, nitrat, canxi, magie,sắt, cac bon... tồn  tại    các  cửa sông đổ ra biển như sông Cái, sông Bé gấp  4 - 5 lần  cho phép. So sánh hàm lượng các chất này với các vùng cửa biển đã nghiên cứu như Hạ Long, Thừa Thiên - Huế, đầm Thị Nại (Bình Định) và cửa sông Mê Kông cho thấy, tổng hàm lượng chất DDT cao hơn hẳn các vùng này và  tương đương với  tổng  hàm  lượng  nhóm DDT trong trầm tích cửa sông Sài Gòn (gần khu vực cảng Ba Son), một khu vực bị  đánh  giá    ô  nhiễm nặng bởi tập trung nhiều KCN, chế xuất. Điều đặc biệt cần quan tâm, đây là  nhóm các hóa  chất độc hại, khó phân hủy, được Việt Nam xếp vào danh mục các chất cấm và hạn chế sử dụng nhiều năm qua, tuy nhiên  hàm  lượng các nhóm này vẫn thường xuyên hiện diện trên vùng Vịnh Nha Trang.
 Việc nhiễm bẩn trầm tích và nguồn nước thuộc nhóm các hóa chất độc hại, khó phân hủy đang gióng hồi chuông mạnh mẽ, báo động về môi trường vùng Vịnh vào loại đẹp nhất của Việt Nam.

Theo monre
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment