Tài nguyên
nước trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 850 tỉ m3/ năm, trong đó lượng thủy
sinh nội địa chỉ khoảng 350 tỉ m3/năm, phần lớn còn lại trông chờ
vào nguồn nước ''quá cảnh'' từ ngoài chảy vào.
|
Bản đồ một loạt các dự án xây dựng đập
thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Việc xây đập như trên đang được các
tổ chức môi trường cho là sẽ gây ra hủy hoại môi trường nghiêm trọng đối với
tài nguyên nước và ngư nghiệp của cả lưu vực và gây ảnh hưởng tới hàng triệu
người.(Nguồn: Stimson Center)
|
Hệ thống sông Hồng và sông Mêkông đảm trách cung cấp phần lớn lượng nước quá cảnh hàng năm. Hai dòng sông này bắt nguồn từ những vùng băng hà núi cao của dãy Himalaya. Do biến đổi khí hậu (BĐKH), băng hà núi cao tan dần khiến cho nguồn cấp nước của 2 dòng sông này sẽ bị cắt giảm. Các quốc gia ở thượng nguồn tất yếu sẽ xây dựng nhiều hồ đập trên các sông nhánh và ngay cả trên dòng chính của 2 dòng sông này.
Cho đến nay, Trung Quốc đã xây
dựng 6 đập nước trên thượng nguồn sông Hồng. Thượng nguồn sông Mêkông
và các chi lưu của nó đã và sẽ có khoảng 45 đập nước lớn nhỏ. Nguy
cơ thiếu nước cho các vùng hạ lưu 2 sông nói trên là điều chắc chắn
trong tương lai không xa. Điều đáng nói, đây lại là 2 vựa lúa và cũng
là hai vùng tập trung đông dân cư của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Có thể thấy ngay trước mắt đó
là sông Hồng vào đầu năm 2008 cạn nhất trong vòng 100 năm qua, mặc dù
quá trình BĐKH mới được khởi động. BĐKH tất yếu dẫn đến việc 2 vùng
châu thổ lớn nhất và năng động kinh tế nhất của nước ta sẽ bị thiếu
nước cho nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Viễn cảnh không sáng sủa này
có thể dẫn đến 2 cách ứng xử. Thứ nhất là điều chỉnh lại chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội tại ĐBSH và ĐBSCL và các tỉnh ven
biển miền Trung, nhất là chiến lược công nghiệp hóa, theo hướng sử
dụng tiết kiệm nước, sử dụng ít nước hơn. Thật khó khăn ở chỗ
những vùng này lại là những vùng có thế mạnh về lúa nước. Theo
nghiên cứu của của Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gần đây cho
thấy, để làm ra 1kg lúa cần 2,5-2,86m3 nước tưới). Thứ hai là buộc
phải nhượng bộ những đòi hỏi của các nước trên thượng nguồn sông Mê
Kông và sông Hồng để đổi lấy sự chia sẻ công bằng hơn nguồn nước. Đây
là thỏa thuận mà Việt Nam luôn “nắm dao đằng lưỡi”.
Trên thế giới, những vụ tranh
chấp nguồn nước giữa các quốc gia đều vô cùng căng thẳng và không ít
trường hợp đã dẫn đến xung đột quân sự (điển hình là ở Trung Đông). Trong các cuộc xung đột tranh chấp nguồn nước, những quốc gia vùng
đầu nguồn các dòng sông luôn ở thế thượng phong.
0 nhận xét:
Post a Comment