Test Footer 2

Hệ thống hải đảo Việt Nam: Tiềm năng và thách thức -Phần 1

Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh tư liệu TTXVN
Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh tư liệu TTXVN

Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ, hậu cần trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, hậu cần, thông tin dẫn dắt...).


Hiện trạng hệ thống hải đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.
Với diện tích vùng biển gấp ba lần diện tích đất liền,  3.260km đường bờ biển trải dài trên 14 vĩ độ, qua 28 tỉnh, thành phố.
Biển Việt Nam bao gồm khoảng 3000  đảo, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.720km2, trong đó 3 đảo có diện tích lớn hơn 100km2, 24 đảo có diện tích lớn hơn 10km2, 84 đảo có diện tích lớn hơn 1km2 với tổng diện tích 1596km2 (92,7%) và khoảng trên 1.400 đảo chưa có tên.
Các đảo phân bố từ tây vịnh Bắc bộ đến đông vịnh Thái Lan nhưng chủ yếu tập trung ở hai vùng biển Đông Bắc và Tây Nam. Các tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (74,94%), Hải Phòng (8,76%), Kiên Giang (5,73%), Khánh Hòa (3,82%).
Hệ thống đảo ven biển Việt Nam, trừ đảo Phú Quý ngăn cách với thềm lục địa hiện đại qua một trũng nước sâu và các quần đảo san hô Trường Sa, Hoàng Sa giữa Biển Đông, tất cả các đảo gần bờ, kể cả Bạch Long Vỹ, Côn Đảo và Phú Quốc đều nằm trong phạm vi thềm lục địa.
Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, địa chính trị, kinh tế, dân cư, người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
a. Hệ thống các đảo tiền tiêu
Đây là những đảo có vị trí quan trọng đối với việc bố trí mạng lưới phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của tổ quốc. Đồng thời từ các đảo này có thể kiểm soát hoạt động ra vào, đi lại của tàu thuyền trên vùng biển nước ta.
Đây là những căn cứ tiền tiêu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Những đảo lớn trong hệ thống này gồm các đảo trên quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, đảo Trần, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu v.v.
b. Hệ thống các đảo lớn
Đây là các đảo có diện tích và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, có những khu vực dân cư làm ăn sinh sống khá lâu đời, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối tốt, đời sống dân cư tương đối ổn định và phát triển.
Một số đảo có nguồn lợi đặc sản và một số ngành nghề truyền thống như nghề nuôi, khai thác yến sào, khai thác đồi mồi, vích… ở Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc v.v…
c. Hệ thống các đảo ven bờ
Đây là những đảo gần đất liền, là những cơ sở hết sức thuận lợi cho phát triển nghề cá ven biển của ngư dân, nơi trú ngụ tránh gió của tàu thuyền khi gặp dông bão, là nơi bảo vệ, phát triển các nguồn lợi thủy sản, bảo vệ trật tự, an toàn, an ninh trên biển và bờ biển nước ta.
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 1.720km2, trong đó các đảo nhỏ (nhỏ hơn 0,5 km2) chiếm hơn 97%.
Các đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Trường Sa....
Những đảo, quần đảo ven biển có dân cư sinh sống như: Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Lớn, Hòn Tre (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang)...
Đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) nằm ngoài khơi phía Đông bao gồm nhiều đảo nhỏ, nhiều bãi cát ngầm, bãi đá ngầm, bãi đá, bãi san hô.
Vùng biển của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, có tiềm năng rất lớn về dầu khí, băng cháy (hydrat), nơi đang diễn ra tranh chấp quyết liệt về chủ quyền lãnh hải giữa các nước vùng Biển Đông, có ý nghĩa quan trọng về nguồn năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
*  Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 150 45’00”N - 170  15’00” và kinh độ 111000’00”E - 1130 00’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý.
Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 8km2. Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn gọi là nhóm Tây).
- Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5 km2.
- Nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm Trăng khuyết (hay còn gọi là nhóm lưỡi liềm): trong đó có các đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Lưỡi Liềm, bãi Xà Cừ, đảo Bạch Quy, Chim Én, Tri Tôn…và các bãi đá ngầm, trong đó có đảo Hoàng Sa (dài 950m, rộng khoảng 650m, diện tích 0,32km2).
Trên đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1974, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam).
* Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia.
Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin khoảng 201 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Nam Hải khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý.
Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000km2 nằm ở giữa vĩ độ 6 0 30’ đến 12 0 Bắc và kinh độ 109 0 30’ đến 117020’ Đông.
Diện tích toàn bộ phần đảo nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06km2).
Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý.
Tiềm năng, giá trị và vai trò của hệ thống đảo của Việt Nam
Tiềm năng, giá trị quan trọng nhất của hệ thống đảo của Việt Nam là vị thế đặc biệt quan trọng về mặt chính trị và kinh tế - xã hội. Một đảo dù nhỏ, nhưng có giá trị vị thế càng tăng khi nó càng xa đất liền, gần với các tuyến hàng hải quốc tế và  kiểm soát được một vùng biển rộng lớn.
Vị thế của các đảo còn được thể hiện trong vai trò rất quan trọng là chọn các điểm mốc chính, để vạch ra đường cơ sở, từ đó xác định vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế;  Vị trí của các đảo là điểm mốc xác định các yếu tố khí tượng - hải văn trên biển, tham gia vào mạng lưới thông tin khí tượng trên Biển Đông.
Vị trí của các đảo được xem xét để bố trí hệ thống đèn biển trong mạng lưới hướng dẫn giao thông; các đảo còn có vai trò đặc biệt trong việc lựa chọn điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão, bố trí cơ sở tiếp nhận thông tin cứu hộ và triển khai công tác cứu nạn
Bên cạnh đó, tiềm năng và giá trị của hệ thống đảo ven bờ còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác.
2.1. Về phát triển kinh tế
2.1.1. Tiềm năng về hàng hải
Hệ thống đảo của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Trường Sa nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Ấn Độ, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải).
Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu biển các loại đi qua Biển Đông, trong đó có 15 đến 20% tàu lớn trọng tải trên 30.000 tấn.
Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ, hậu cần trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, hậu cần, thông tin dẫn dắt...).
Với vị trí ở giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực. Đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước.
Trong một vài thập kỷ tới, tốc độ phát triển kinh tế cao của các nước trong khu vực (dự báo khoảng 5%/năm), khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lần hiện nay, khi đó Biển Đông nói chung, vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa nói riêng có vai trò lớn trong thương mại quốc tế.
Đặc biệt ngay sau khi xây dựng xong kênh KRA (ở Thái Lan) sẽ thu hút thêm một lượng tàu biển quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ hội cho chúng ta chia sẻ thị phần vận tải quốc tế, khi đó vùng biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
(Còn tiếp)

TS. Phạm Đức Ngoan; ThS. Nguyễn Công Minh; CN. Lê Hoàng Mai/Trung tâm Quy hoạch, Điều tra, Đánh giá tài nguyên và môi trường biển và hải đảo
 
Theo Diễn đàn đầu tư 
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 nhận xét:

  1. ngoài đảo cũng có yến
    ........................................
    ban to yen sao gia si tot nhat va uy tin tai TPHCM

    ReplyDelete
  2. bài viết hay, cụ thể từng chi tiết kích thước. cảm ơn Ad chia sẻ.
    ...................................................................
    Minh Tuấn
    Chuyên viên kinh doanh máy nước nóng năng lượng mặt trời
    Tel: 0123 7049 054
    Mail: hoangminhtuan.cd@gmail.com
    Click xem chi tiết: Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoặc May nuoc nong nang luong mat troi

    ReplyDelete