Test Footer 2

Kiên Giang: Cần 3.000 tỉ đồng triển khai 5 dự án xây dựng công trình ứng phó biến đổi khí hậu

 
Người dân ấp Lê Bát, xã Cử Cạn, huyện Phú Quốc, chỉ cảnh biển đã và đang xâm thực sâu vào làm mất bãi cát Cửa Cạn

Kiên Giang là tỉnh nằm cuối nguồn của sông Mê Kông, nơi đổ nước ra biển nhưng là đầu nguồn của triều biển Tây (Vịnh Thái Lan). Với đặc điểm tự nhiên đó, Kiên Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng, lũ lụt hàng năm.
Theo kịch bản BĐKH trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nếu xảy ra hiện tượng nước biển dâng cao 0,5m thì có hơn 50% diện tích đồng bằng chìm trong nước biển, còn nếu nước biển dâng cao hơn nữa (khoảng 1m) thì sẽ có gần 66% diện tích đồng bằng bị chìm trong nước biển, và nếu mực nước biển dâng lên đến 1,5m thì có trên 95% diện tích bị chìm trong nước. Theo kịch bản phát thải cao, thì nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm vào cuối thế kỷ 21. Như vậy, phần lớn tỉnh Kiên Giang sẽ chìm trong nước biển ở khoảng 50-60 năm tới và thế hệ con cháu trên địa bàn phải đối mặt với vấn nạn này. Hậu quả của BĐKH là khôn lường: bão, lốc, lũ lụt, an ninh lương thực, sức khỏe người dân, phát triển sản xuất…
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang, hiện nay tỉnh có nhiều chương trình, dự án, kế hoạch về ứng phó BĐKH được các sở, ngành quản lý, trong đó có một số dự án được tổ chức hợp tác quốc tế Đức - GIZ tài trợ thực hiện. Điển hình như các dự án “Đầu tư xây dựng cống Sông Kiên TP Rạch Giá với tổng vốn đầu tư trên 236 tỷ đồng thực hiện từ 2012 – 2015, nhưng đến 2013 mới nhận được vốn; dự án “Đầu tư nâng cấp đê biển từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa” vẫn đang trong giai đoạn thiết kế; dự án “Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Kiên Giang ứng phó với BĐKH và nước biển dâng” có tổng kinh phí hơn 5 tỷ 324 triệu đồng hiện mới bắt đầu xây dựng báo cáo hiện trạng vùng bờ. Tuy nhiên, đến nay tiến độ triển khai một số dự án còn chậm, một số dự án đã được phê duyệt từ năm 2012 nhưng đến nay mới bắt đầu khởi động. Đặc biệt là 5 dự án đầu tư xây dựng công trình ứng phó với BĐKH và nước biển dâng với tổng vốn hơn 3.000 tỉ đồng vẫn chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện.
Cuối tuần qua, báo cáo với đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai và các dự án ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Ông Lâm Hoàng Sa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai đúng tiến độ. Đồng thời kiến nghị Trung ương xem xét ban hành cơ chế, chính sách cho các dự án chống xói mòn, sạt lở..., mà trọng tâm là cải thiện sinh kế cho người dân vùng ven biển để người dân yên tâm sinh sống và tham gia trồng, cũng như bảo vệ rừng phòng hộ.
 Theo Giang Sơn- monre.gov.vn

SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment