Test Footer 2

Tương lai, nước biển sẽ ra sao?

Vùng bờ và biển Việt Nam là nơi tập trung gần nửa số tỉnh, thành trong cả nước (28/63 tỉnh) với mật độ dân số cao và đô thị hóa nhanh đang kéo theo tình trạng suy thoái tài nguyên biển và đa dạng sinh học. Đặc biệt, nguồn thải từ lục địa đang đe dọa gây ô nhiễm môi trường biển, mặt nước biển nếu chúng ta không nhanh chóng có những biện pháp hữu hiệu.

Ô nhiễm chất “kịch độc”
Hoạt động quan trắc và phân tích môi trường biển ven bờ Việt Nam do 3 Trạm quan trắc phân tích môi trường biển miền Bắc, Trung, Nam cho thấy, nước biển phần gần lục địa trên đà suy thoái nghiêm trọng bởi hàm chứa nhiều chất “kịch độc”, nhiều loại đã vượt ngưỡng cho phép.
Tại tất cả các điểm đo, quanh năm đều quan trắc được hàm lượng dầu vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) đối với nước biển ven bờ cho vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thuỷ sinh (QCVN 10: 2008/BTNMT).  Hầu hết các giá trị quan trắc cho thấy ô nhiễm dầu đã vượt quy chuẩn cho mọi mục đích sử dụng tới 0,2 mg/l. Tại khu vực miền Bắc, hàm lượng dầu trong nước biển thể hiện rõ ảnh hưởng của hoạt động giao thông thuỷ đối với chất lượng nước. Điểm đo Cửa Lục bố trí gần luồng Cửa Lục, sát phà Bãi Cháy có hàm lượng dầu trong nước cao hơn hẳn các điểm đo khác, biến đổi từ 0,85÷1,92 mg/l.
Hàm lượng Amôni cũng đã được xác định là có  trong nước biển ven bờ, biến đổi trong khoảng KPH-0,19 mg/l. Nhìn chung hàm lượng ô nhiễm Amôni cao nhất là ở khu vực miền Bắc (0,03÷0,19 mg/l), sau đó đến miền Trung (0,02÷0,09 mg/l) và miền Nam (KP 5 -0,13 mg/l). Tại nhiều vùng cửa sông thuộc miền Bắc như Cửa Lục, Đồ Sơn, Ba Lạt và miền Nam như Rạch Giá hàm lượng Amôni đă vượt quá QCVN đối với nước biển ven bờ cho nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thuỷ sinh.
Nghiêm trọng hơn, tại khu vực miền Trung đă quan trắc được hàm lượng Xianua cao hơn quy chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ cho vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thuỷ sinh, bãi tắm và khu vui chơi (0,005 mg/l), đặc biệt tại khu vực Sa Huỳnh đã vượt quá quy chuẩn cho mọi mục đích sử dụng (0,01 mg/l) tại thời điểm đo. Tại miền Bắc cũng đã tìm thấy hàm lượng Xianua đáng kể  trong nước biển ven bờ cho dù nồng độ thấp hơn khu vực miền Trung.
Ngoài ra, dấu hiệu ô nhiễm coliform trong nước biển ven bờ thể hiện rõ ở miền Nam, tại tất cả các điểm đo trừ điểm đo xa bờ Phú Quốc đă quan trắc được số lượng tổng coliform vượt quá quy chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng (QCVN 10:2008/BTNMT–1000MPN/100ml) trong nhiều năm qua.
Đô thị ven bờ biển gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước biển.


 Sức ép phát triển kinh tế vùng bờ
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoát chất lượng nước biển không có lý do nào khác ngoài hoạt động phát triển kinh tế của con người, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.
Theo thống kê, hiện ven biển Việt Nam có khoảng gần 4.500 dự án đầu tư, trong đó dự án FDI chiếm 47%  song  chỉ 20% số dự án có công nghệ cao theo hướng sản xuất sạch.
 Vùng ven biển cũng là nơi chịu sức ép về chất thải của gần 60% tổng dân số, khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết các chất thải do sinh hoạt và các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển, một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước, như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh,...
Theo Ban Quản lý khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), mỗi ngày vịnh phải tiếp nhận 10 tấn rác thải gây ô nhiễm môi trường biển và cảnh quan nơi đây. Số rác này do hơn 2.000 người dân sống trên các đảo xả ra cùng với 6.000 lồng nuôi trồng thủy sản ngay trong vịnh và từ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền du lịch, khách du lịch xả trực tiếp, chưa kể rác sinh hoạt của người dân sống trên thượng nguồn sông Tắc và sông Cái đổ vào Vịnh.
Tương lai nào?
Đã thấy suy thoái đa dạng sinh học và một số loài hải sản có nguy cơ suy kiệt, như bào ngư, tôm hùm, vẹm xanh khi nước biển ngày một xấu đi. Các nhà khoa học cũng tìm thấy dư lượng của một số kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật được tích lũy trong sinh vật vùng triều gây độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn phải chúng. Việc khai hoang lấn biển và khai thác, sử dụng các vùng bãi bồi ven biển ở nhiều địa phương hiện nay cũng đang làm mất đi hàng vạn hecta rừng ngập mặn, gây tác động và làm biến đổi hệ sinh thái, môi trường, gây xói lở bờ biển và bồi lấp các luồng giao thông thủy cũng như làm mất cân bằng sinh thái của hàng ngàn loài hải sản ở ven bờ…
Việt Nam đang đứng trước một thực tế, ô nhiễm môi trường biển đang ở mức báo động và có  nguy cơ ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.  Tình hình trên đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải có một chiến lược tổng thể phát triển kinh tế biển cụ thể, mang tính hành động, dựa trên căn cứ khoa học vững chắc, đáp ứng những nhiệm vụ tăng tốc phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.
Kim Liên *-monre.gov.vn
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment