Test Footer 2

14 triệu EURO quản lý nghề cá bằng vệ tinh movimar

(Vfej.vn)-Dự án quản lý cá bằng vệ tinh movimar được triển khai trong ba năm (2011-2013) với tổng kinh phí đầu tư gần 14 triệu euro từ nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp - TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Quản lý Biển&Hải đảo Việt Nam, cho biết.

Quy mô triển khai của dự án xây dựng ba trung tâm vận hành cơ sở dữ liệu và xử lý ảnh viễn thám về khí tượng thủy văn, hải dương học nghề cá tại Hà Nội, Hải Phòng và Vũng Tàu; cung cấp, lắp đặt 3.000 thiết bị kết nối vệ tinh cho tàu cá của 28 tỉnh, thành ven biển; đào tạo nguồn nhân lực sử dụng công nghệ vệ tinh Movimar tại Pháp và trong nước.
 
Ngoài ra, một số công nghệ khác hỗ trợ cho giám sát quản lý biển Việt Nam như vệ tinh Vinasat 1, 2; vệ tinh giám sát tài nguyên và môi trường Việt Nam năm 2013.VNREDSat-1 (Vietnam Natural Resources, Environment and Disaster Monitoring Satellite).
 
Ngoài ra, FPT (FPT-space) cũng đang thử nghiệm chế tạo và ứng dụng vệ tính nhỏ AIS để tham gia mạng lưới toàn cầu, hỗ trợ nhân dạng tàu thuyền Việt Nam trên toàn cầu.
 
Cấp thiết ứng dụng công nghệ biển
 
Việt Nam là quốc gia biển, nằm trên bờ Biển Đông với diện tích hơn 1 triệu km2, và chiều dài hơn 3.260 km, 198.000 km sông ngòi thuận lợi cho hàng hải và hệ thống cảng sông biển phát triển mạnh. Kinh tế hàng hải đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân, và kinh tế biển nói riêng.
 
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, sự gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu thì hàng hóa vận tải qua đường biển gia tăng mạnh với khối lượng hiện này khoảng 250 triệu tấn và sẽ gia tăng tới 500 triệu tấn vào 2030, và số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt hải sản trên biển gần đây cũng đã đạt gần 200.000 tàu.
 
Trong khi đó hoạt động trên biển Đông có rất nhiều rủi ro do thiên tai như bão, gió xoáy gây nguy hiểm cho việc hải hành, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác trên biển.
 
Chính vì thế từ năm 2007, Bộ Bưu chính Viễn thông thực hiện tăng cường năng lực hệ thống thông tin trên bờ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ về sử dụng chung cơ sở hạ tầng bên cạnh việc đẩy mạnh trang thiết bị thông tin cần thiết trên các tàu thuyền đánh cá. Bộ Tài nguyên&Môi trường có trách nhiệm tổ chức lại hệ thống thông tin dự báo thiên tai, Cục Hàng hải tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn...
 
Riêng hệ thống thông tin quản lý tàu thuyền, các ban ngành cũng kiến nghị thành lập Trung tâm Quản lý Tàu thuyền Đánh cá thuộc Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn và Trung tâm Quản lý Tàu thuyền Vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Việc thành lập Trung tâm là vấn đề cấp bách nó giúp các cơ quan chức năng nắm được tình hình tàu thuyền ra khơi (có bao nhiêu tàu thuyền đang ở ngoài khơi, vị trí của các tàu ra sao...) để chủ động trong mọi tình huống.
 
Tuy nhiên để xác định được các mục tiêu trên biển chúng ta cần có hệ thống giám sát tổng hợp-thống nhất toàn bộ 1 triệu km2 biển bằng vệ tinh, máy bay, radar… nhằm phát hiện các tàu thuyền và công tác cứu hộ-cứu nạn của các quốc gia khác. Các hoạt động kinh tế biển đa dạng gồm tàu hàng, tàu cá, tàu dầu khí, tàu khoa học, tàu du lịch.. nên cần sớm có hệ thống giám sát tổng hợp-thống nhất thuộc Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam.
 
Thực thi nghĩa vụ đảm bảo an toàn hàng hải
 
Hệ thống thông tin của ngành hàng hải Việt Nam (HHVN) do Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Vishipel trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quản lý và điều hành khai thác. HTTT HHVN đã có những bước tiến mạnh trong gần 50 năm nay, đã thực thi nghĩa vụ đối với Công ước An toàn Sinh mạng Trên biển SOLAS 74/88 của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhằm bảo đảm an toàn-an ninh hàng hải trên biển và đã có thiết lập hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS phục vụ các hoạt động trên biển bao gồm trực canh thu điện cấp cứu, an toàn hàng hải, dự báo thời tiết, trợ giúp y tế...
 
Cho đến nay, HTTT của HHVN bao gồm hệ thống thông tin duyên hải với 29 đài thông tin duyên hải, một đài vệ tinh mặt đất Inmarsat, một đài thu tín hiệu báo động cấp cứu qua vệ tinh COSPAS-SARSAT và một trung tâm xử lý thông tin hàng hải.
 
Hệ thống báo động an ninh hàng hải SSAS tăng cường an ninh trên biển và hạn chế, đối phó với các hành động khủng bố, cướp biển theo Bộ luật An ninh Tàu&Cảng biển (ISPS code) của IMO. Trung tâm tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có chức năng trực canh 24/24 nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến an ninh hàng hải.
 
Phải đa dạng hóa hệ thống giám sát
 
Giống như các quốc gia biển khác, chúng ta phải đa đạng hóa các hệ thống kiểm soát và xác định tàu thuyền trên biển, giúp bảo vệ chủ quyền, tìm kiếm, cứu nạn, giám sát khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hiệu quả.
 
Thế kỷ 21, thế kỷ hội nhập quốc tế, thế kỷ của đại dương, thể kỷ của công nghệ số-không dây (điện thoại di động, máy tính, internet, GPS, Wifi), công nghệ vệ tinh viễn thám, radar. Các công nghệ đã thay đổi rất nhanh, kể cả truyền tin và thông tin trên biển đã tạo ra sự phát triển mới về hệ thống thông tin và định vị trên biển trên toàn cầu theo hướng hiện đại, gọn nhẹ hơn.
 
Hiện trạng công nghệ vệ tinh nhận dạng tàu thuyền đang chuyển từ việc dùng các vệ tinh lớn sang các vệ tinh siêu nhỏ chỉ vài kg, giá thành không cao mà cũng có tác dụng tương đương.
 
Để chủ động thông tin giám sát các tàu thuyền Việt Nam trên vùng Biển Đông và các vùng biển quốc tế, bằng nguồn thông tin từ các vệ tinh siêu nhỏ chỉ nặng vài kg với giá thành đầu tư không lớn khoảng vài chục nghìn USD cho vệ tinh nhỏ thì Việt Nam có thể chủ động có được thêm hệ thống của riêng mình, sẽ tạo cơ hội điều hành-quản lý tàu Việt Nam hiệu quả, chủ động hơn.
 
Vệ tinh nhỏ có các tác dụng quản lý hàng hải, theo dõi hải trình của tàu, giám sát hoạt động đánh bắt cá, xác định và truy tìm tàu xả dầu, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn,. Chùm vệ tinh nhỏ Việt Nam sẽ tham gia và hội nhập mạng lưới vệ tinh quốc tế sẽ được chia sẻ dữ liệu đầy đủ.
 
Ngoài ra cần xây dựng trung tâm quốc gia (cục) giám sát-quản lý tổng hợp thống nhất biển Việt Nam dựa trên các nền tảng Trung tâm Quản lý Thông tin Tàu thuyền Hàng hải; Trung tâm Quản lý Tàu cá; Hệ thống Vệ tinh Quốc gia (Vinasat 1 và 2, VNREDSat);Hệ thống Thông tin Giám sát Biển Hàng hải Khu vực ASEAN, Đông Á, và thế giới.
Theo Minh Phúc-vfej.vn
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment