Test Footer 2

‘Viện nghiên cứu biển lưu động’ khởi hành ra Trường Sa

Hôm nay ngày 2/5 tàu nghiên cứu biển mang tên ‘Viện sĩ Oparin’ bắt đầu khởi hành chuyến nghiên cứu, khảo sát vùng biển nước ta, trong đó đặc biệt chú trọng vùng Trường Sa. Chuyến nghiên cứu sẽ được tiến hành hơn 1 tháng.  
PGS.TS Bùi Minh Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, đã thông báo với Đất Việt như trên.

Con tàu nghiên cứu biển lưu động lần này mang theo 22 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Nga và 12 nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra còn có đoàn thủy thủ 32 người.

Con tàu này mang theo 22 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Nga và 12 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và đoàn thủy thủ 32 người.
Con tàu này mang theo 22 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Nga và 12 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và đoàn thủy thủ 32 người.
Các nhà khoa học sẽ tập trung điều tra toàn diện về đa dạng sinh học và sinh hóa trên toàn vùng biển Việt Nam, bao gồm nghiên cứu các cộng đồng rạn san hô, thu thập và xác định các loại rong biển, sinh vật và vi sinh vật biển để tìm kiếm nguồn các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học mới.
Giáo sư, Tiến sĩ Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, ngoài việc nghiên cứu là điều tra toàn diện về đa dạng sinh học và sinh hóa của biển Đông, chuyến khảo sát còn nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Theo TS Minh, các viện chuyên ngành thuộc Phân viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga, vốn là các cơ sở nghiên cứu biển hàng đầu thế giới về Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông nhằm phát triển khoa học - công nghệ và đào tạo cán bộ nghiên cứu về biển cho Việt Nam. ‘Việc khảo sát, nghiên cứu biển góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam’, GS Minh nói.

GS.TS Châu Văn Minh cùng các nhà khoa học thăm quan phòng thí nghiệm trên tàu
GS.TS Châu Văn Minh cùng các nhà khoa học thăm quan phòng thí nghiệm trên tàu
Đây là lần thứ tư các nhà khoa học hai nước khảo sát chung về biển Việt Nam trên tàu ‘Viện sĩ Oparin’, sau các chuyến được thực hiện năm 2005, 2007 và 2010.

Các thiết bị nghiên cứu được trang bị đầy đủ trên 'viện nghiên cứu biển lưu động'
Các thiết bị nghiên cứu được trang bị đầy đủ trên 'viện nghiên cứu biển lưu động'
TS Châu Văn Minh cho biết, so với ba chuyến trước, chuyến khảo sát chung này có phạm vi nghiên cứu rộng hơn, các vùng biển nghiên cứu xa hơn để có thể đánh giá tổng thể hơn tiềm năng về đa dạng sinh học của biển Việt Nam. Tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều chuyến khảo sát chung giữa hai bên.
Kết quả nghiên cứu trước đó đã thập 935 mẫu động vật không xương sống và tảo biển, phân lập 916 chủng vi sinh vật, dịch chiết các mẫu thu được thử nghiệm hoạt tính kháng u, chụp hơn 2.500 bức ảnh về động vật biển và rạn san hô…

Các nhà khoa học trao đổi về hoạt động thí nghiệm trong chuyến nghiên cứu
Các nhà khoa học trao đổi về hoạt động thí nghiệm trong chuyến nghiên cứu
Kết quả các chuyến khảo sát đã bổ sung thêm các dữ liệu về đa dạng sinh học và đưa ra các biện pháp bảo tồn rạn san hô trong vùng biển Việt Nam. Các nghiên cứu hóa sinh đặc biệt là theo định hướng các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học để làm dược liệu đã bắt đầu được phía Việt Nam chủ động quan tâm và đẩy mạnh hợp tác  nghiên cứu sâu.
 (Theo ĐVO)
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment