Test Footer 2

Bộ GTVT chủ trì, phối hợp ban hành tiêu chuẩn,quy chuẩn ứng phó tràn dầu

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2013. Theo đó, quy định rõ Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về BVMT hàng hải, ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu chuyên ngành.
Tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố tiến hành ở 3 cấp
Theo Quyết định, căn cứ vào mức độ sự cố tràn dầu, việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành ở 3 cấp. Đối với cấp cơ sở, sự cố tràn dầu xảy ra ở cơ sở, chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời. Chủ cơ sở xảy ra sự cố tràn dầu chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường...
Thế giới từng xảy ra nhiều thảm họa tràn dầu
Thế giới từng xảy ra nhiều thảm họa tràn dầu
Ở cấp khu vực, sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở hoặc sự cố tràn dầu xảy ra không rõ nguyên nhân trôi vào bờ biển của các địa phương thì UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu có trách nhiệm trực tiếp chủ trì và chỉ định người chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó theo kế hoạch của địa phương, đồng thời được phép huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, các bộ, ngành trên địa bàn, của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực để ứng phó.
Đối với cấp quốc gia, trường hợp sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng của địa phương, UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu kịp thời báo cáo để Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó...
3 mức độ sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu tràn ở 3 mức từ nhỏ, trung bình đến lớn. Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn dưới 20 tấn; sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn từ 20 tấn đến 500 tấn. Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) có lượng dầu tràn lớn hơn 500 tấn.
Việc phân loại mức độ sự cố tràn dầu để xây dựng kế hoạch ứng phó và xác định mức độ đầu tư trang thiết bị, nguồn lực để chuẩn bị sẵn sàng, ứng phó kịp thời đối với các cấp độ ứng phó khác nhau.
Các cơ sở, cảng, dự án phải đầu tư hoặc hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu dưới 20 tấn phải triển khai quây chặn dầu trong vòng 1 giờ, trên 20 tấn đến dưới 100 tấn triển khai trong vòng 12 giờ; trên 100 tấn đến 500 tấn triển khai tiếp cận hiện trường trong vòng 24 giờ.
Bộ GTVT sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố
Quy chế quy định rõ bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường hàng hải, ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu chuyên ngành. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần chủ trì hướng dẫn việc xây dựng, phê duyệt về triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó khẩu cấp đối với dầu và hóa chất độc hại của tàu và Kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển theo quy định.
Bộ GTVT cần chủ trì tổ chức xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hải, các khu vực có rủi ro xảy ra sự cố tràn dầu cao để bảo đảm an toàn hàng hải và cho hoạt động ứng phó tràn dầu.
Không chỉ vậy, Bộ GTVT cũng phải công bố các tần số (kênh) trực canh, cấp cứu khẩn cấp của hệ thống Đài thông tin Duyên hải VN, các phương thức liên lạc với địa chỉ liên lạc của VN về sự cố tràn dầu, các trung tâm và các trạm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, các cảng vụ hàng hải, thủy nội địa để phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và cứu hộ, cứu nạn; Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo hệ thống tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa tổ chức phối hợp hiệu quả hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, cứu hộ, cứu nạn trên sông, biển.
Bộ GTVT cũng cần chỉ đạo ngành Hàng hải hướng dẫn các cảng vụ tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động bơm chuyển dầu tại các cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bơm chuyển dầu giữa tàu với tàu trên biển để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra theo quy định.
Lâm Anh-giaothongvantai
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment