Test Footer 2

Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hiện tượng khí hậu thời tiết, thiên tai đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới ĐBSCL  như lũ thấp thì triều cường lại dâng cao; nước mặn xâm nhập ngày càng lấn sâu vào đất liền, độ mặn tăng cao và thời gian ngập mặn kéo dài. Theo số liệu của Viện quy hoạch ĐBSCL, đến cuối tháng 3/2012, nước mặn có độ mặn 0,1% đã xâm nhập sâu 70 km tại các tỉnh ĐBSCL.  Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của BĐKH trên vùng đất này, rất cần một hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong việc quản lý tài nguyên đất và nước ĐBSCL.


Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 38% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập dưới mực nước biển, khoảng 8,5 triệu người sẽ mất nhà cửa và 70% diện tích trồng lúa sẽ bị nhiễm mặn. BĐKH cùng với các thách thức hiện tại và tương lai sẽ tạo thành những tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người, đa dạng sinh học và tài nguyên nước nơi đây. Nguy cơ này sẽ tạo thành một chuỗi tác động liên tục, như: Thiếu nước dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp, làm thiếu hụt lương thực, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói.

Cũng theo dự báo, nếu nước biển dâng cao trên dưới 1m sẽ làm cho lưu lượng nước sông Mê Công giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn, nước lũ sẽ cao hơn và thời gian ngập lũ cũng kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá, giao thông, cấp nước sinh hoạt, tăng nguy cơ cháy rừng… Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng đất ngập nước sẽ bị giảm. Cơ sở hạ tầng, nhất là ở ven biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển, các mô hình nuôi thủy sản có nguy cơ bị phá sản. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm. Bờ biển, bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh hơn. Nếu không có giống mới chịu mặn, nền nông nghiệp sẽ suy thoái, trước hết là cây lúa. Năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm sút. Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng lớn, gây xáo trộn tới đời sống người dân.

Để từng bước giải quyết vấn đề này, trước mắt Bộ TN&MT đã phê duyệt thực hiện đề tài nguyên cứu khoa học  Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu  với kinh phí 4,5 tỷ đồng. Các mục tiêu cụ thể mà các nhà quản lý đặt ra cho đề tài khoa học này là thiết kế được cơ sở dữ liệu tổng hợp  về tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội vùng nghiên cứu phục vụ đánh giá tác động biến đổi khí hậu. Đồng thời, đánh giá được các tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế xã hội, đặc biệt lĩnh vực tài nguyên đất và nước và Xây dựng  được hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước trong khu vực.

 Sản phẩm cụ thể của đề tài là kết quả áp dụng thử nghiệm hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang và Kiên Giang. Cơ sở dữ liệu vùng nghiên cứu bao gồm bộ số liệu khí tượng thủy văn; bản đồ phân vùng mức độ tổn thương và các loại bản đồ khác liên quan. Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là tài nguyên đất và nước trong khu vực. Phần mềm hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá và ra quyết định trong quản lý tài nguyên có lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trên cơ sở ứng dụng hàm toán, AHP, DSS;và các kiến nghị sử dụng hợp lý quản lý tài nguyên đất và nước hai tỉnh An Giang, Kiến Giang.

Anh Thư-Báo TN&MT
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment