Cửa biển Sa Huỳnh luôn bị bồi lấp gây khó khăn cho tàu mỗi khi ra vào. (Nguồn: baoquangngai)
Ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi cho biết ngày 10/12, khi đang trên đường vào cảng neo trú, tàu đánh cá mang
số hiệu QNg 95759 TS của ngư dân Bùi Văn Thảo, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, bị
mắc cạn và sóng đánh chìm tại cửa biển Sa Huỳnh.
Ngay sau khi nhận được tin, Đồn Biên phòng 404 Sa Huỳnh đã vận động nhiều tàu cá của ngư dân Phổ Thạnh tập trung ứng cứu, nhưng đến sáng 11/12 việc tháo gỡ máy móc, thiết bị của chiếc tàu cá bị chìm vẫn chưa thực hiện được.
Ông Nguyễn Kỳ cho biết thêm tàu cá QNg 95759 TS mới được anh Thảo mua về, sửa chữa với trị giá 640 triệu đồng, thời gian anh Thảo đưa vào khai thác chiếc tàu này chưa được bao nhiêu thì bị nạn.
Trong vòng năm năm trở lại đây, tại cửa biển Sa Huỳnh này đã có 35 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Phổ Thạnh và ngư dân các xã lân cận bị mắc cạn và sóng đánh chìm ngay tại cửa biển, gây thiệt hại nhiều tỷđồng cho ngư dân.
Thời gian qua, từ nguồn ngân sách Nhà nước, cửa biển Sa Huỳnh đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đầu tư trên 30 tỷ đồng để xây kè, nạo vét luồng... Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cửa biển vẫn bị cát bồi lấp nặng, gây nhiều khó khăn cho hàng trăm tàu cá ra vào cửa biển, nhất là hàng trăm tàu thuyền đánh cá có công suất trên 90 CV của ngư dân Phổ Thạnh không dám vào, mà phải neo đậu các vùng lân cận.
Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi cho biết để đảm bảo cho tàu thuyền ra vào cửa biển Sa Huỳnh trú tránh bão, sau khi điều chỉnh dự án, năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã trích kinh phí 4,8 tỷ đồng để nạo vét, thông luồng cửa biển khẩn cấp. Nếu công trình hoàn thành sẽ đáp ứng cho khoảng 500 tàu ra vào cửa biển trú bão trong mùa mưa bão. Việc nạo vét cửa biển Sa Huỳnh khi hoàn thành sẽ đáp ứng cho tàu có công suất 300CV ra vào trong mùa mưa bão có thể hai hoặc ba tàu chạy vào cửa biển để tránh bão cùng một lúc.
Theo ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phổ Thạnh, việc nạo vét thông luồng khẩn cấp chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của ngư dân. Bởi vì luồng cửa biển có nơi rộng hơn 100m, nhưng chỉ mới nạo vét rộng 35m nên mùa mưa bão, triều cường sóng lớn sẽ làm lượng cát hai bên luồng bồi lấp trở lại.
Do vậy, trong mùa mưa bão năm nay, địa phương phải phối hợp với ngành chức năng tiếp tục vận động ngư dân chủ động đưa tàu vào cửa biển khi triều cường. Còn khi con nước ròng, tàu thuyền nếu không vào cửa biển Sa Huỳnh được thì phải tiếp tục về cửa biển khác trú ẩn để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân./.
Ngay sau khi nhận được tin, Đồn Biên phòng 404 Sa Huỳnh đã vận động nhiều tàu cá của ngư dân Phổ Thạnh tập trung ứng cứu, nhưng đến sáng 11/12 việc tháo gỡ máy móc, thiết bị của chiếc tàu cá bị chìm vẫn chưa thực hiện được.
Ông Nguyễn Kỳ cho biết thêm tàu cá QNg 95759 TS mới được anh Thảo mua về, sửa chữa với trị giá 640 triệu đồng, thời gian anh Thảo đưa vào khai thác chiếc tàu này chưa được bao nhiêu thì bị nạn.
Trong vòng năm năm trở lại đây, tại cửa biển Sa Huỳnh này đã có 35 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Phổ Thạnh và ngư dân các xã lân cận bị mắc cạn và sóng đánh chìm ngay tại cửa biển, gây thiệt hại nhiều tỷđồng cho ngư dân.
Thời gian qua, từ nguồn ngân sách Nhà nước, cửa biển Sa Huỳnh đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đầu tư trên 30 tỷ đồng để xây kè, nạo vét luồng... Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cửa biển vẫn bị cát bồi lấp nặng, gây nhiều khó khăn cho hàng trăm tàu cá ra vào cửa biển, nhất là hàng trăm tàu thuyền đánh cá có công suất trên 90 CV của ngư dân Phổ Thạnh không dám vào, mà phải neo đậu các vùng lân cận.
Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi cho biết để đảm bảo cho tàu thuyền ra vào cửa biển Sa Huỳnh trú tránh bão, sau khi điều chỉnh dự án, năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã trích kinh phí 4,8 tỷ đồng để nạo vét, thông luồng cửa biển khẩn cấp. Nếu công trình hoàn thành sẽ đáp ứng cho khoảng 500 tàu ra vào cửa biển trú bão trong mùa mưa bão. Việc nạo vét cửa biển Sa Huỳnh khi hoàn thành sẽ đáp ứng cho tàu có công suất 300CV ra vào trong mùa mưa bão có thể hai hoặc ba tàu chạy vào cửa biển để tránh bão cùng một lúc.
Theo ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phổ Thạnh, việc nạo vét thông luồng khẩn cấp chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của ngư dân. Bởi vì luồng cửa biển có nơi rộng hơn 100m, nhưng chỉ mới nạo vét rộng 35m nên mùa mưa bão, triều cường sóng lớn sẽ làm lượng cát hai bên luồng bồi lấp trở lại.
Do vậy, trong mùa mưa bão năm nay, địa phương phải phối hợp với ngành chức năng tiếp tục vận động ngư dân chủ động đưa tàu vào cửa biển khi triều cường. Còn khi con nước ròng, tàu thuyền nếu không vào cửa biển Sa Huỳnh được thì phải tiếp tục về cửa biển khác trú ẩn để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN)
0 nhận xét:
Post a Comment