Test Footer 2

NEWS-Không hút cát tại bãi biển Cửa Tùng

Tuyệt đối nghiêm cấm việc hút cát tại cửa biển đưa lên bờ để phục vụ xây dựng và các nhu cầu khác. 
Đây là nguyên nhân chính, điểm mấu chốt nhất, nguyên nhân của mọi nguyên nhân đã tác động dẫn đến bãi tắm Cửa Tùng bị tàn phá. Nếu cứ nạo vét thì chỉ 5-7 năm sau cửa biển lại cạn sự hủy hoại càng lớn. Nếu không nạo hút cát thì cồn cát dưới chân cầu Cửa Tùng phía Nam sẽ ngày một lớn dần. Tuy nhiên, việc cát lấp cạn cửa biển và khu vực bến cá (cảng cá) là không thể. Vì cứ theo một quy luật tự nhiên riêng có ở Cửa Tùng là sau 1 năm bồi lấp, lại có những tháng ngày mưa, bão, lũ dòng chảy của sông Bến Hải, kết hợp với triều cường và dòng chảy đối lưu gần bờ sẽ tự mở toang dòng chảy tại cửa biển, cuốn lớp cát ra biển và sẽ tạo khơi thông một luồng lạch (luồng lạch này nằm phía bờ Bắc tại cửa biển Cửa Tùng). Quy luật dòng chảy cuốn lớp cát ra biển chảy theo hướng từ Nam ra Bắc (những ngày lũ lụt quan sát được bằng mắt thường vì nước đục hồng phù sa trộn lẫn nước biển chủ yếu ở phía Bắc, còn phía Nam từ chân kè vào nước thường xanh hơn).
     
                      Kè chắn cát Nam Cửa Tùng - Ảnh Hoàng Hà
Thứ hai:Sau nhiều năm, cửa biển sẽ bị bồi lấp nhiều (khoảng 10 - 15 năm) nếu có ảnh hưởng tới việc tàu thuyền của ngư dân ra biển đánh cá thì cứ khoảng 5 - 7 năm cho nạo vét cửa lạch một lần, nhưng lượng cát được hút lên chủ yếu nằm ở diện tích vùng cửa lạch phía bờ Bắc, nơi bến cá chạy dọc ra đến bến đò A mà thôi. Tuyệt đối cấm hút với một diện tích rộng lớn vì nếu hút thêm một lần này nữa thì bãi tắm Cửa Tùng chỉ còn lại bờ bê tông của những bậc cấp mới xây. Từ xa xưa đến nay, bà con ngư dân ở đây chỉ ra biển bám theo dòng cửa lạch, thậm chí có thời kỳ khi hợp tác hóa, thuyền to máy lớn ngư dân Tùng Luật vẫn đưa tàu lớn ra biển theo dòng lạch này được. Hiện nay, lượng tàu thuyền của ngư dân nhiều nhưng chủ yếu tàu thuyền nhỏ, không có tàu to nên việc ra biển sẽ không gặp khó khăn.
Thứ ba: Không nên cho phép làm thêm kè dù đó là kè chắn cát, kè giữ cát nhằm nuôi bãi, chỉ hao tốn tiền của và hệ lụy sau này rất lớn đó là phá vỡ cảnh quan môi trường và chắc chắn không nuôi được bãi nếu cứ hút cát tại cửa biển. Ở phía Bắc biển Cửa Tùng đã có những eo vịnh và eo nhô ra biển đó là kè đá tự nhiên của tạo hóa đã tạo ra, tuy nhiên khi cửa biển, cửa sông bị hút sâu (như đã phân tích trên) mà những lớp cát của các bãi tắm 1,2,3 vẫn bị cuốn hút theo sóng lớn tịnh tiến dần và nó đã đưa cát cùng với cát ở phía bờ Nam lấp đầy cửa sông như hiện nay. Sức hút của sóng biển mùa biển động là ghê gớm, nó có thể hút cát từ trong bờ ra xa theo con sóng tới hàng trăm mét. Chỉ khi cát ở cửa biển bị bồi lấp bão hòa như đã nói ở trên thì sóng đưa cát ra xa mùa biển động, mùa biển lặng cát lại tự vào theo sóng. Quy luật này sẽ lặp đi lặp lại tuần hoàn, năm này qua năm khác, đời này tiếp đời khác.Kè chắn cát Nam Cửa Tùng thực chất không chặn được cát, chính vì điều đó đã cứu nguy cho bãi tắm Cửa Tùng. Sau 7 năm bị tác động biến dạng, nay, bãi tắm đang dần quay trở lại. Kè chắn cát không cần tháo nữa mà để lại làm nơi hóng mát, câu cá, cũng như điểm tham quan du lịch bách bộ của du khách có nhu cầu đi ra đứng trước biển hóng gió.
Thứ tư:Nên dừng lại dự án nghiên cứu nuôi bãi tắm Cửa Tùng của Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đang nghiên cứu. Bản thân tôi đã có nhiều lần có ý kiến tham gia, tuy nhiên các nhà nghiên cứu của trường chỉ dùng tư liệu ảnh để phục vụ đề tài mà không chịu tiếp thu ý kiến tham gia. Dự án vẫn tiếp tục đo, nghiên cứu dòng chảy của sông, thủy triều của biển với một thời gian rất ngắn, chủ yếu đo đạc vào những ngày biển lặng gió cấp 4, 5 và cấp 6 do vậy việc đo đạc nghiên cứu này không sát với thực tiễn. Vì khi biển động, mưa bão cấp 9, cấp 10, thậm chí cấp 11, không có ai ra đó để đo đạc mà nghiên cứu được. Hơn nữa, con nước tại biển Cửa Tùng theo tháng và theo mùa trăng, tháng biển lặng thì nước chảy khác, biển động lại chảy khác, cửa biển khi mùa lũ nước chảy xiết cuồn cuộn cuốn lớp cát từ cửa sông ra biển chảy theo hướng khác... cho nên sẽ thiếu cơ sở khoa học khi nghiên cứu nó.
Thứ năm:Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công kè bậc cấp tại khu vực bãi tắm, những nơi thi công xong cần san lấp cát và sớm sàng lọc đá sỏi trả lại mặt bằng để phục vụ khách tắm biển. Tiến độ này cần phải tích cực khẩn trương, nếu chậm, mùa mưa bão tới sẽ lại đưa đá cát tạp chất của công trình xây dựng ra biển thì nguy cho bãi tắm.
                                                       Theo báo Du Lịch
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment