Test Footer 2

Global Warming - Lũ lụt và sạt lở đường bờ

ĐBSCL: Dân bờ sông thấp thỏm lo đất lở
(Dân trí) - Theo thống kê của Viện khoa học Thuỷ lợi miền Nam, dọc sông Tiền và sông Hậu hiện có hơn 10 ngàn hộ dân đang sinh sống. Cuộc sống của họ cheo leo và phấp phỏng vì luôn lo cảnh đất lở nhà trôi.
Điểm nóng nhất trong những ngày qua là khu vực bờ sông Tiền thuộc ấp Long Phước, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tính đến ngày hôm nay 21/7 đã có một đoạn dài hơn chục mét bị lở sâu. Hàng chục hộ dân đang đối mặt với nguy hiểm vì nước đầu nguồn đổ về mạnh, làm ách tắc giao thông.

Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống bão lụt 6 tháng đầu năm, ông Lê Vĩnh Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nói: Việc di dời dân trong mùa lũ đã giảm thiểu nỗi lo nhưng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là ứng phó với bão lớn, giông lốc, sạt lở bờ sông. 



Một căn nhà ở xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp vừa bị sụp đổ do sạt lở đất.
Hằng năm tỉnh An Giang có hàng trăm héc ta đất đã bị sạt lở, từ bờ sông vào trong khoảng 5–30 mét. Chỉ một xã Vĩnh Hòa (huyện Tân Châu) đã có 40ha đất bị sạt lở, trong đó, ấp Vĩnh An bị lở hoàn toàn. Ở huyện Chợ Mới, dòng chảy của sông Vàm Nao và sông Hậu khoét sâu vào đất liền 42 mét. Người dân chợ Mỹ Hội Đông thấp thỏm lo bị cuốn trôi lúc nào không biết. 

Xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vừa xảy ra một vụ sạt lở bờ sông lớn. Đoạn bờ sông Tiền bị rơi xuống sông dài hơn 30m, sâu vào đất liền hơn 10m, kéo theo nhiều thiết bị, vật dụng tại một nhà kho của một doanh nghiệp tư nhân, làm bị thương hai người, ước thiệt hại hơn 120 triệu đồng. Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Đồng Tháp: Hiện nay hai bờ sông đã xuất hiện nhiều vết lún, nứt sâu vào đất liền hơn 20m, hơn 150 gia đình đang sống trong vùng nguy hiểm. 

Xã Hiệp Thạnh thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ hành chính bởi hiện tượng sạt sở đang đe doạ từng ngày. Tính mạng của trên 200 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu ở xã Hiệp Thạnh đang bị đe dọa nếu không có giải pháp tích cực.

Tỉnh Trà Vinh cũng đã có kế hoạch gia cố lại đoạn đê bao này dài khoảng 560 mét, tổng kinh phí  thực hiện khoảng 12 tỉ đồng. Nhiều người dân Hiệp Thạnh hy vọng lần gia cố này tuyến đê bao có thể chống chọi được những đợt triều cường.
Một đoạn bờ sông Tiền trên địa phận huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp đang bị sạt lở sâu vào đất liền

Nguyên nhân sạt lở đoạn sông Tiền, sông Hậu và các dòng sông nhỏ ở ĐBSCL nhiều năm qua được xác định là do đoạn sông cong, luồng lạch không ổn định, chế độ dòng chảy phức tạp. Ngoài ra cấu tạo nền địa chất mềm của dòng dẫn và tình trạng khai thác cát không có quy hoạch đã tạo nên biến động của dòng chảy, gây sạt lở bất ngờ.

Nền đất yếu, dòng chảy không ổn định là nguyên nhân khách quan nhưng con người cũng chính là tác nhân góp phần không nhỏ vào hiện tượng sạt lở đất ở ĐBSCL.

Mưa lũ gây sạt lở bờ sông Hương, uy hiếp 100 hộ dân

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=114811&at=0&ts=300&lm=634562123621570000

 Tại Thừa Thiên-Huế, mưa lũ liên tục trong các ngày từ 4-6/11 khiến bờ sông Hương, đoạn qua xã Hương Hồ, huyện Hương Trà và Hương Thọ (thị xã Hương Thủy) bị sạt lở nghiêm trọng.

Đến sáng 6/11, riêng bờ sông qua địa bàn xã Hương Hồ tiếp tục bị sạt lở ăn sâu vào bờ 25 m, trên tổng chiều dài khoảng 30m nhấn chìm hàng trăm m3 đất, đá và nhiều cây cối.

Trong vùng, hiện có hơn 100 hộ gia đình có nhà cửa, vườn tược dọc sông Hương qua thôn Long Hồ Thượng (xã Hương Hồ) bị ảnh hưởng do tình trạng sạt lở bờ sông; trong đó có 3 căn nhà ở đội 5 đứng trước nguy cơ bị sập và cuốn trôi xuống dòng sông, các hộ dân đã phải di dời khẩn cấp.

Nhiều lão làng cho ở đây cho hay: Mấy chục năm nay, chưa lúc nào tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra nghiêm trọng như hiện nay. Nguyên nhân là do trong mấy ngày qua nước lũ dâng đột ngột khiến đất xốp, thiếu bờ kè che chắn nên xảy ra sạt lở. Hơn nữa tình trạng khai thác cát sạn trái phép nhiều năm qua khiến bờ sông bị khoét sâu, dòng chảy thay đổi, nên mỗi lần có mưa lũ là sạt lở.

Mấy ngày qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có mưa to ở thượng nguồn, nhất là ở huyện miền núi Nam Đông và A Llưới, gây ngập lụt ở vùng hạ lưu. Nhiều tuyến đường thấp trũng ở khu vực nội thành thành phố Huế bị ngập sâu trong nước gây ách tắc giao thông. Các tuyến đường ở khu vực Nam sông Hương như Hùng Vương, Trường Chinh, Lý Tự Trọng... bị ngập 0,3-0,5 mét; Đập Đá ngập sâu 1 mét...

Các tuyến đường, khu dân cư ở huyện Quảng Điền và xã Hương Phong (Hương Trà)... đã bị ngập sâu từ 0,5 đến trên 1 mét, người dân gặp khó khăn trong việc làm ăn và sinh hoạt. Đoạn đường dưới chân cầu Thanh Phước nối hai xã Hương Vinh-Hương Phong (Hương Trà) bị ngập sâu gần 1 mét.
 
Ở những vùng thấp trũng, người dân đã kịp thời kê đồ đạc và đưa các loại giống, lương thực lên cao. Đến nay, hầu hết các diện tích rau màu, khoai sắn đều được bà con nông dân thu hoạch xong nên không có thiệt hại gì đáng kể.

Các địa phương tích cực hơn trong việc tuần tra, kiểm soát và ngăn chặn tình trạng lội lũ, vớt củi, bủa lưới trong lúc nước lũ chảy xiết để bảo vệ an toàn tính mạng nhân dân, hạn chế các thoiệt hại do mưa lũ gây ra.

Sạt lở bờ sông Mã đe dọa gần 1.000 hộ dân

Gần 1.000 hộ dân sống dọc ven sông Mã, thuộc địa bàn xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đang phải sống trong nỗi lo sợ trước tình trạng sụt lún kè và sạt lở đất.

Xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa có 2,5 km chạy dọc ven bờ sông Mã. Từ năm 1998, nhà nước đã quan tâm đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng tuyến kè dài 1,5 km để bảo vệ đất đai và nhà cửa cho hàng trăm hộ dân sống  bên ngoài đê của xã Thiệu Dương. Nhưng từ năm 2006 đến nay đã xảy ra tình trạng sụt lún hư hỏng khoảng 300 m bờ kè. Rất nhiều đoạn bị sụt lún kéo theo lớp đá kè trôi tuột xuống sông.
Sạt lở bờ sông Mã đe dọa gần 1.000 hộ dân
Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Mã đã gây ra sạt lở như thế này
Nghiêm trọng hơn là tình trạng sạt lở đất ở những đoạn chưa kè, kéo dài hơn 500 m và ngày càng ăn sâu vào khu vực nhà dân. Đã có nhiều gia đình phải di chuyển đi nơi khác vì đất đai đã bị trôi xuống sông. Nhiều điểm vết sạt lở khoét sâu vào bờ cao chừng 3 - 4 m tạo thành vách đứng và chỉ cần mỗi đợt nước sông dâng lên là từng mảng đất thi nhau đổ ụp xuống sông. Người dân nơi đây đang rất lo lắng trước tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Nhiều diện tích đất canh tác dọc theo bờ sông sẽ không còn giữ được nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra.
Thôn 7, thôn 8 là hai thôn chịu ảnh huởng nặng nề nhất từ tình trạng sạt lở này, đã có nhiều diện tích đất canh tác của bà con bị nước sông cuốn trôi, nhiều gia đình phải di dời nhà cửa đi nơi khác.
Ông Lê Văn Nguyên, thôn 9, Thiệu Dương chỉ tay về phía bờ sông nói: “Trước đây còn có gần chục hộ dân và một bãi trồng rau màu ở ngoài đó nhưng giờ không còn nữa, gia đình tôi sống ở trong sâu mà giờ thành ở ngoài rìa. Nếu cứ đà này chắc không lâu nữa thì nhà tôi cũng xuống sông mất, mới mấy năm trở lại đây mà tình trạng sạt lở đã ăn sâu vào khoảng 300 m ”.
Không riêng gì gia đình ông Nguyên mà hàng trăm gia đình khác cũng cùng chung nỗi lo trước tình trạng sạt lở đất ven sông này. Theo phản ánh của người dân thì hiện tượng sạt lở là do tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông.
Sạt lở bờ sông Mã đe dọa gần 1.000 hộ dân
Từng mảng đất hai bên bờ sông Mã sạt lở
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Tuấn, quyền Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương cho biết: Do nền đất yếu nên lâu ngày dẫn đến tình trạng sụt lún, hay mỗi khi nước lụt dâng lên kéo theo lớp phù sa dưới chân nên kè bị sụt xuống. Những điểm sụt lún và sạt lở đều nằm gần sát với khu vực dân cư sinh sống nên bà con rất lo lắng trước tình trạng này. 
Từ khi phát hiện tình trạng sụt lún bờ kè và sạt lở đất đai, nhiều lần địa phương đã làm tờ trình lên trên nhưng không thấy hồi âm. Mới đây đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa về tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh nên vừa qua có một đoàn cán bộ của huyện về khảo sát thực trạng trên. Ngoài ra, chính quyền xã thường xuyên động viên người dân theo dõi kiểm tra nếu có hiện tượng thì kịp thời khắc phục.

Mùa mưa bão đang đến gần, để hàng trăm hộ dân ở đây yên tâm sản xuất và không phải thấp thỏm với nỗi lo khi mùa mưa đến, thiết nghĩ các ngành chức năng cần sớm quan tâm khắc phục tình trạng trên.
Hàng ngàn hộ dân bên bờ sông Mã nơm nớp lo sở bởi tình trạng sạt lở như thế này
Đến cả bờ kè cũng bị xói mòn
Khai thác cát bừa bãi là nguyên nhân gây ra sạt lở bờ sông Mã nhiều năm qua.
Chính quyền địa phương biết, nhưng cũng bất lực với nạn "cát tặc"
Nhiều diện tích đất sản xuất hoa màu của dân bị xói lở
Người đàn ông này dự đoán vài năm nữa, nhân dân hai
bên bờ sông Mã sẽ khốn đốn vì tình trạng sạt lở ngày càng trầm trọng.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Vị trí K66+650 đến K66+700 đê tả Hồng thuộc tổ 27, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên bị ảnh hưởng nặng nhất bởi đợt sụt lún cách đây hơn nửa tháng. Nhiều ngôi nhà bị nứt nẻ, nghiêng ngả, còn tường nhà bị xe nát, rơi những đám gạch vụn xuống sông Hồng. Bà Nguyễn Thị Mắn sống ở khu dân cư này, kể: “Căn nhà của gia đình tôi bị đổ ụp xuống sông Hồng cách đây 20 ngày. Cách đây gần 1 tháng, khu vực này đã bắt đầu sụt nhẹ, khoảng cuối tháng 5 thì tình trạng sụt lún nghiêm trọng hơn. Ngay sau đó, UBND Phường đã kêu gọi người dân di dời và tôi đã đến ở nhờ nhà người thân, nhưng vẫn thấy tiếc ngôi nhà của mình”.
Nhà anh Nguyễn Văn Tùng ở số 1, ngách 31/1/2, tổ 27, cũng bị sạt lún nặng. Toàn bộ công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp bị đánh sập xuống sông Hồng. Anh Tùng than thở: “Ban ngày, chúng tôi vẫn sinh hoạt ở đây, ban đêm phải đi thuê nhà để ở. Gia đình có 5 người nên cuộc sống lúc này rất chật chội. Tuy nhiên, đến lúc này, tôi vẫn chưa nhận được quyết định di dời đến nơi ở mới".
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Hơn nửa tháng nay người dân ở tổ 27, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên phải sống chung với sạt lở.
Tại thôn 12, xã An Thọ, huyện Đan Phượng, hơn 1 tháng nay, hàng chục héc ta đất cũng bị "hà bá" sông Hồng cuỗm mất. Hiện, tại khu vực trên có hơn 200 hộ dân với 1.000 nhân khẩu sinh sống. Khu vực sạt lở chủ yếu là vườn tược, cách khu dân cư chừng 80m. Nhiều vết nứt chằng chịt xuất hiện từ năm 2006. Toàn xã có 300 ha đất, nhưng theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi năm có khoảng 20ha đất nông nghiệp bị sạt lở, tổng cộng 4 năm qua, 80ha đã bị nuốt chửng. Vì thế, đời sống nhân dân ngày càng khốn khó, khi đất nông nghiệp bị thu hẹp.
Chị Lê thị Toàn, một người dân ở đây, tâm sự: “Gia đình có 4 sào ruộng nhưng đã bị miệng hà bá nuốt một nửa, số còn lại đang trồng ngô, nhưng cũng chưa biết có được thu hoạch hay không, khi mùa mưa lũ đang đến gần”. Còn bà Trịnh Thị Mai cho biết: "Tình trạng sạt lở xảy ra từ lâu và kéo dài nhiều tháng nay, khu vực bãi chuối nhà tôi chỉ trong vài tháng trở lại đây đã sạt mất 3 mẫu đất (108.000m2). Khu vực bãi Lợi Hà này còn rộng, nên vết sạt lở còn cách đê tương đối an toàn, chứ ngược lên khu vực trên, đoạn xã Bá Giang (Đan Phượng), nhiều chỗ sạt lở đã gần đến khu vực bờ đê sông Hồng".
Không dừng ở đó, cách đây 1 năm, khu vực dân cư tổ 35 phường Ngọc Thụy, Long Biên (đoạn qua Sông Đuống) cũng bị sạt lở nghiêm trọng, hàng chục ngôi nhà bị "hà bá" nuốt chửng, số còn lại bị rạn nứt, dấu tích nay vẫn còn đó. Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống quanh khu vực, một đoạn đê kè mới đã được TP Hà Nội tu sửa và làm mới hoàn toàn. Tại đoạn sạt lở năm trước, vẫn có một số hộ dân sống mấp mé quanh đê kè. Nhiều ngôi nhà chỉ cách khu vực móng nhà sạt lở năm trước khoảng 20m. Điều này đỗng nghĩa với nguy hiểm vẫn luôn rình rập họ bất cứ lúc nào.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, cho biết: “Sau khi xảy ra sụt lún, UBND phường đã lập chốt canh 24/24h để hạn chế người qua lại khu vực, đồng thời đảm bảo người dân không quay về sinh sống vì nguy hiểm đến tính mạng. Hiện còn 24 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi bắt buộc phải thực hiện phương án cưỡng chế di chuyển người và tài sản đề phòng thiệt hại".
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Những cột nhà bị sập hoàn toàn trong đợt lũ tiểu mãn. Ảnh chụp tại số nhà 1 ngách 31/1/2 tổ 27, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Một phần của ngôi nhà bị "đội" lên đến 40cm.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Xung quanh khu vực sạt lở còn 24 hộ dân sinh sống.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Bị "hà bá" nuốt chửng ngôi nhà, cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người dân bị đảo lộn hoàn toàn.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Số hộ dân còn lại thường xuyên sinh hoạt tại các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao.
Climate GIS - Tổng hợp từ nhiều nguồn 
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Biển báo của UBND phường Ngọc Lâm, cảnh báo người dân không được đến gần khu vực sạt lở.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Cách đây 1 năm, một số ngôi nhà tại khu dân cư tổ 35, P Ngọc Thụy bị "hà bá" hỏi thăm.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Vết tích sạt lở năm 2009 tại tổ 35, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.
Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'
Tại khu vực thôn 12 (xã Thọ An, huyện Đan Phượng), nhiều héc ta đất canh tác bị sạt lở nghiêm trọng. Điểm sạt lở chỉ cách khi dân cư 80m.
Climate GIS - Tổng hợp từ nhiều nguồn
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment