Đập thủy điện Ia Krel2 bị vỡ ngày 1-8-2014
Chi chít đập, hồ chứa và đập thủy điện
Ở Tây Nguyên, sông Sêrêpôk cung cấp nguồn nước mặt cho 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai đang trong tình trạng thoi thóp vì ô nhiễm. Do địa hình lưu vực phức tạp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc nên dòng sông phải hứng chịu chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đăk Lăk), Tâm Thắng (Đăk Nông). Nguồn lợi thủy sản của dòng sông không chỉ cạn kiệt mà còn có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh kế của cả triệu dân cư bản địa suy giảm nghiêm trọng bởi các CTTĐ. |
Kết quả khảo sát của VRN cho thấy, các hệ thống sông như sông Hồng - sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Ba, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Sêrêpôk, sông Sê San... đang có hàng ngàn đập và ĐTĐ lớn nhỏ.
Theo đó, sông Hồng - sông Thái Bình có 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa, 1300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm, hàng vạn công trình tiểu thủy nông; sông Mã có hơn 1800 công trình thủy lợi; sông Cả cùng lưu vực phụ cận có 3.193 công trình lớn nhỏ (trong đó 1578 hồ chứa các loại, 459 đập); sông Hương có 100 hồ chứa các loại; sông Ba có 4 công trình thủy điện (CTTĐ) lớn là An Khê - Ka Nak, Krông Hnăng, sông Hinh và Sông Ba Hạ có tổng công suất 377 MW, và329 công trình thuỷ lợi. Sông Vu Gia - Thu Bồn không giữ được nguyên vẹn hình hài dáng vóc do sự hình thành hàng loạt CTTĐ. 2 dòng sông khác ở của Quảng Nam là A Vương, sông Kôn cũng gánh chịu 7 CTTĐ gồm A vương, Sông Kôn 2, Khe Diên, Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3.
Là hệ thống sông lớn thứ 3 cả nước, sông Đồng Nai có đến 911 công trình gồm 406 hồ chứa, 371 đập dâng và cống, 134 trạm bơm.
Ở Tây Nguyên, sông Sêrêpôk cung cấp nguồn nước mặt cho 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai đang trong tình trạng thoi thóp vì ô nhiễm. Do địa hình lưu vực phức tạp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc nên dòng sông phải hứng chịu chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đăk Lăk), Tâm Thắng (Đăk Nông). Nguồn lợi thủy sản của dòng sông không chỉ cạn kiệt mà còn có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh kế của cả triệu dân cư bản địa suy giảm nghiêm trọng bởi các CTTĐ làm giảm đáng kể độ che phủ của rừng.
Ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng Colifom, COD của sông Sê San đang là vấn đề được quan tâm do quá trình phát triển các nhà máy chế biến dọc 2 bờ sông. Thủy điện ở thượng nguồn dòng sông này gây hạn hán và lũ lụt ở hạ lưu cũng là thách thức lớn. Thủy điện phát triển ồ ạt không chỉ khiến thảm thực vật, hệ sinh thái rừng bị phá vỡ mà còn làm cho cuộc sống người dân bị thay đổi, văn hóa Tây Nguyên đứng trước nguy cơ mai một.
Thuỷ điện mọc lên như nấm tại lưu vực sông Đồng Nai cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho môi trường, sinh thái, sinh kế của người dân. Diện tích rừng đầu nguồn bị thu hẹp đã ảnh hưởng nghiêm trọng các khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, Bù Gia Mập.
Cùng với công trình thuỷ nông, hồ chứa; hệ thống sông ngòi lớn của Việt Nam đang phải oằn mình gánh trên 500 công trình thủy điện lớn nhỏ.
Như vậy, nói như TS Đào Trọng Tứ thì sự thoi thóp, vỡ vụn của những dòng sông cần phải được xem như một thông điệp không thể xem thường.
Hành động trước khi quá muộn
Tại thời điểm cuối năm 2012, một địa phương có nhiều ĐTĐ nhất ở miền Trung là tỉnh Quảng Nam đã "tuyên chiến” một cách đầy quyết liệt với các dự án thủy điện.
Tại cuộc họp nhằm rà soát lại các dự án thủy điện trên toàn tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh này đã thẳng thắn nêu ý kiến: "Thủy điện ở Quảng Nam, bỏ cái nào quý cái đó”. Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy cũng khẳng định: "Tác hại của thủy điện tại Quảng Nam là rõ ràng và quá lớn nên cần phải rà soát, loại khỏi quy hoạch càng nhiều càng tốt”. Từ cuộc họp này, Quảng Nam đã "mạnh tay” tạm dừng triển khai 17 dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh, loại 2 dự án Bồng Miêu, Hà Ra khỏi quy hoạch. Quyết liệt như thế nhưng cho đến nay, các dòng sông lớn nhỏ của Quảng Nam vẫn trong cảnh "vỡ vụn” kéo theo các hệ lụy về sinh kế của hàng triệu cư dân vùng thượng nguồn và hạ du.
Chính vì thế, theo TS Đào Trọng Tứ, cần phải hành động gấp trước khi quá muộn. Ông Tứ cũng không khỏi băn khoăn khi mà "người ta làm thuỷ điện nhanh quá. Người ta coi những cánh rừng đầu nguồn, những dòng sông như một chỗ để trục lợi. Chỉ từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện. Chỉ hơn 20 năm, chúng ta khai thác trên 80% tiềm năng kỹ thuật, gần 1.000 công trình lớn nhỏ được xây dựng trên các con sông. Rừng đã coi như hết còn những con sông vỡ vụn, môi trường, sinh thái sông bị tác động mạnh”.Tuy thế, TS Tứ vẫn hy vọng vào sự hồi sinh của các dòng sông - đặc biệt là 10 hệ thống sông lớn khi các cấp - ngành quản lý có trách nhiệm nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc.
Thanh Tùng-Đại đoàn kết
0 nhận xét:
Post a Comment