Test Footer 2

Hội nghị Thượng đỉnh về sông Mê Kông lần thứ hai

 Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5/4 với sự tham gia của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Hội nghị còn có sự tham gia của đoàn đại biểu cấp cao của Trung Quốc, Myanmar, lãnh đạo các nước tài trợ, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Theo thông cáo do MRC, đây là Hội nghị cấp nhà nước được tổ chức bốn năm một lần giữa Thủ tướng bốn nước thành viên của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế gồm nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển và quản lý sông Mê Kông và các nguồn tài nguyên liên quan.
Dịp này, lãnh đạo của bốn nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế cũng sẽ vạch ra chiến lược cho hoạt động của Ủy hội.
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh, vào các ngày 2 và 3/4, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế sẽ chủ trì một cuộc Hội thảo quốc tế trong hai ngày để thảo luận về vấn đề quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới với sự tham gia của 250 đại biểu là Bộ trưởng và các chuyên viên cao cấp của các cơ quan ban ngành trong Chính phủ, đại diện đến từ bốn nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, đại diện từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các học giả và và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Trong ngày 4/4, các Bộ trưởng phụ trách về môi trường và tài nguyên nước của bốn nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế cũng sẽ họp bàn về các vấn đề liên quan.
Các cuộc thảo luận và kết luận chính trong Hội thảo quốc tế trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh sẽ tập trung vào vấn đề nước, năng lượng và an ninh lương thực trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu.
Tác động của chuỗi bậc thang các đập nước trên sông Lan Thương (sông Mê Kông ở Trung Quốc) tới hạ nguồn và sự phát triển thủy điện cũng là nội dung được thảo luận.
Hội nghị Thượng đỉnh sẽ bàn về các vấn đề thách thức hiện nay trong hoạt động phát triển lưu vực sông Mê Kông và vạch ra chiến lược và chính sách cho hoạt động của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế.
Theo An Tuấn/VietNamPlus, 17/03/2014
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment