Test Footer 2

Xói lở bờ biển Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo tham vấn Quốc gia Báo cáo quốc gia về “Đánh giá xói lở bờ biển Việt Nam” do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 17-7. Hội thảo là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án khu vực Yeosu- COBSEA: “Giải quyết thách thức của Mực nước biển dâng và Xói lở bờ biển ở các nước Đông Nam Á tài trợ.
 
 Toàn cảnh buổi hội thảo.
Tại hội thảo các đại biểu đã xem xét góp ý hoàn thiện nội dung của Báo cáo quốc gia về “Đánh giá xói lở bờ biển Việt Nam”, trong đó tập trung vào việc đánh giá hiện trạng xói lở bờ biển các chính sách quản lý, giải pháp giảm thiểu tác hại và các kết quả đạt được, những hạn chế và thách thức trong việc phòng tránh xói lở bờ biển. Theo TS Lê Văn Công, Tư vấn Quốc gia về Xói lở bờ biển, Phó Giám đốc Trung tâm Hải Văn, “Tình trạng xói lở bờ biển Việt Nam ngày càng diễn ra phức tạp, nghiêm trọng trên toàn dải ven biển. Cả ở cấp quốc gia và địa phương. Xói lở bờ biển Nam bộ trước năm 1950 chthấy xuất hiện. Tuy nhiên, từ năm 1950 đến năm 2003 tăng dần và tăng rất nhanh, đặc biệt từ những thập kỷ 70 đến nay”. Nguyên nhân của tình trạng này là do tổng hòa các yếu tố tác động gồm biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão tố và hoạt động khai thác tài nguyên qua mức vùng ven biển cửa sông, xây dựng các hồ điều tiết nước trên các lưu vực sông…
Bàn về giải pháp đối phó với vấn đề xói lở bờ biển, Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng cần tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến vi mô, sử dụng 2 nhóm giải pháp chính là giải pháp công trình và phi công trình. Bên cạnh đó cần sớm xây dựng chiến lược phòng chống xói lở bờ biển cửa sông; đưa nội dung xói lở bờ biển cửa sông trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển vùng. Đồng thời, xây dựng bản đồ xói lở bờ biển để xác định các giải pháp, phương án ứng xử thích hợp cho từng khu vực khác nhau.
 
 Vùng biển Đất Mũi (Cà Mau) hiện nay đang có nguy cơ xói mòn nghiêm trọng.
Ông Reynaldo Molina, Ban thư ký COBSEA/UNEP nhấn mạnh: Hiện tượng Xói lở bờ biển được xác định là một trong những tác động chính của biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng, có nghĩa là gia tăng nhu cầu trầm tích (và mất), nếu không tái cung cấp sẽ dẫn đến xói lở và thu hẹp bờ biển. Mực nước biển dâng cao sẽ làm tăng lượng nước cực đoan, dẫn đến sóng đánh gần bờ biển hơn và truyền nhiều năng lượng sóng đến đường bờ hơn. Điều này tác động đến sự xói mòn và sự thu hẹp vùng bờ cũng như mất các hệ sinh thái và các giá trị kinh tế xã hội. COBSEA sẽ hỗ trợ 6 quốc gia (Lào, In-đô-nê-xi-x, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam) giải quyết những thách thức do nước biển dâng và Xói lở bờ biển trong 2 năm 2012-2013. Mục tiêu của dự án là xây dựng năng lực tại các quốc gia đang phát triển của COBSEA để tăng cường tính bền vững, khả năng phục hồi và quản lý khôn ngoan nguồn tài nguyên ven biển bị đe dọa và các hệ sinh thái liên quan thông qua những hành động bước đầu của Chương trình khu vực COBSEA về Xói lở bờ biển.
Theo Nguyễn Bích-bienphong.com.vn
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment