Test Footer 2

Xây đê biển ở một số tỉnh ĐBSCL

Cà Mau: Trên 100 tỷ đồng đầu tư xây kè chống sạt lở đê biển Tây
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Cà Mau cho biết: Do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây sạt lở nghiêm trọng hơn 4,2km bờ biển thuộc tuyến đê biển Đông và đê biển Tây.
Hàng năm, rừng phòng hộ bị mất đi một diện tích khá lớn, khả năng bảo vệ đê biển trong mùa mưa bão bị ảnh hưởng. Nếu xảy ra tình trạng vỡ đê sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng trăm hộ dân làm nghề canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phía trong đê.     
Hiện tại, tuyến bờ biển Đông có chiều dài 470m thuộc khu vực xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi) và tuyến bờ biển Tây có chiều dài 3,8km gồm: đoạn Vàm Cái Cám (500m), đoạn Nam Đá Bạc (160m), đoạn Lung Ranh (800m), đoạn Bắc Hương Mai(1.460m), đoạn Vàm Giáo Bảy (420m), đoạn Cống Kênh Mới (160m) và đoạn Vàm Tiểu Dừa (300m), đang là những ‘’điểm nóng’’ báo động sạt lở có nguy cơ gây nguy hiểm đến thân đê.     
Từ cuối năm 2012 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tạm ứng vốn lên đến trên 100 tỷ đồng triển khai xây dựng khẩn cấp khoảng 3,5 km công trình kè cơ bản chống sạt lở tuyến đê biển Tây. Dự kiến công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm 2013.   Tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các công trình dự án kè chống sạt lở, nâng cấp tuyến đê biển Tây và đầu tư xây dựng hệ thống đê biển Đông; đồng thời cho tỉnh được phép sử dụng nguồn vốn Trung ương cấp bù miễn thủy lợi phí cho việc bồi đắp lại hệ thống đê chống tràn, nhất là các tuyến ven biển, các công trình chống sạt lở bờ sông, nhằm giảm thấp nhất thiệt hại cho người dân trước những biến đổi của khí hậu và nước biển dâng cao.     
Tỉnh tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành chức năng của Trung ương ứng dụng khoa học kỹ thuật và đề tài nghiên cứu chuyên ngành về việc xử lý kè biển Tây, xây dựng hệ thống kè ngầm tạo bãi trồng cây chắn sóng bảo vệ chắc chắn đê biển. Các ngành chức năng của tỉnh phối hợp tiến hành điều tra, khảo sát toàn bộ hiện trạng tuyến đê biển Tây và biển Đông, xác định những vị trí xung yếu có nguy cơ bị sạt lở để kịp thời đề xuất các giải pháp xử lý.  
Tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương thực hiện dự án xây dựng và gia cố các đoạn đê bao ven biển Vĩnh Châu để hạn chế thiệt hại và xâm thực của biển trước mùa mưa bão sắp đến.

 Theo ông Dương Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục phòng chống lụt bão tỉnh Sóc Trăng: Thị xã Vĩnh Châu có 49 km bờ biển đang chịu tác động lớn của biển, trong đó có 7 điểm xói lở nghiêm trọng vào chân đê chắn sóng với tổng chiều dài trên 2km. Nhiều đoạn đê đã bị xói lở ăn sâu vào trong và có nguy cơ bị vỡ, tràn cao mỗi khi triều cường, sóng lớn. Nặng nhất là đoạn bờ biển thuộc ấp Huỳnh Kỳ, xã Vinh Hải, với chiều dài bị biển xâm thực trên 400 mét.
Để hạn chế tình trạng xói lở, tỉnh đang thực hiện dự án làm bờ kè đá ở các đoạn bị xói lở nghiệm trọng, với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Đến nay, các đoạn bờ kè đang được làm khẩn trương và đạt trên 50% khối lượng. 
Các công trình này sẽ được sớm hoàn thành kịp thời hạn chế nguy cơ xói lở trước mùa mưa bão năm nay.
Theo TN- MT
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment