Test Footer 2

Tăng cường đầu tư vào các hệ sinh thái ven biển của Việt Nam


Hệ sinh thái ven biển Việt Nam cần thiết phải được chú trọng đầu tư cho phát triển bền vững. Ảnh: V.MHệ sinh thái ven biển Việt Nam cần thiết phải được chú trọng đầu tư cho phát triển bền vững. Ảnh: V.M

(DĐĐT) - Sáng kiến này được sáng lập và điều hành bởi nhóm các nhà tài trợ quốc tế: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN); Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD); Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế (SIDA) và Quỹ Dân chủ Liên hiệp quốc (UNDEF).

Rừng ngập mặn cho Tương lai (MFF - Mangroves for the Future) là một sáng kiến dựa trên hợp tác nhằm tăng cường đầu tư vào các hệ sinh thái (HST) ven biển nhằm hỗ trợ phát triển bền vững cho các quốc gia đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển và chịu ảnh hưởng nhiều từ hậu quả của biến đổi khí hậu.
Sáng kiến này được sáng lập và điều hành bởi nhóm các nhà tài trợ quốc tế: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN); Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD); Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế (SIDA) và Quỹ Dân chủ Liên hiệp quốc (UNDEF).
MFF cung cấp một diễn đàn hợp tác cho nhiều quốc gia, ngành và các tổ chức đối phó với những thách thức trong bảo tồn hệ sinh thái biển, sinh kế bền vững và hỗ trợ để các bên đạt đến một mục tiêu chung. MFF hoạt động dựa trên nỗ lực quản lý ven biển trước và sau thảm họa sóng thần năm 2004 tại Ấn Độ Dương. Đặc biệt hưởng ứng lời kêu gọi hợp tác và duy trì động lực mạnh mẽ thời hậu sóng thần.
Ban đầu sáng kiến tập trung vào những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sóng thần như: Ấn Độ, Indonesia, Mandives, Say-shel, Srilanka và Thái Lan. Hiện tại, MFF đã mở rộng thêm các nước thành viên là Pakistan và Việt Nam. MFF sẽ huy động sự tham gia của các quốc gia khác trong khu vực đang phải đối mặt với những khó khăn tương tự, với mục tiêu lâu dài là đẩy mạnh cách tiếp cận tổng hợp ở quy mô toàn đại dương trong quản lý vùng ven biển.
MFF hy vọng có thể đạt được những kết quả tích cực thông qua hợp tác khu vực, hỗ trợ chương trình quốc gia, sự tham gia của khu vực tư nhân và sự chung tay của cộng đồng. Điều này đang được thực hiện thông qua những hoạt động và dự án chung để phát triển và chia sẻ kiến thức hiệu quả hơn, tăng quyền cho các thể chế và cộng đồng và đẩy mạnh hệ sinh thái ven biển.
Bên cạnh đó, MFF cũng hướng tới các hướng tới các hệ sinh thái ven biển khác, bao gồm: rạn san hô, vùng cửa sông, đầm phá, đất ngập nước, bải biển và thảm cỏ biển. Chiến lược quản lý MFF dựa trên nhu cầu của từng nước và khu vực; hướng tới quản lý bền vững lâu dài các hệ sinh thái ven biển.
Các ưu tiên này cùng các vấn đề mới xuất hiện sẽ thường xuyên được ban điều hành khu vực của MFF xem xét nhằm đảm bảo sáng kiến luôn phù hợp và thích ứng với các quốc gia đồng thời hoạt động có hiệu quả.
MFF trực tiếp đầu tư vào HST vùng bờ thông qua các dự án thực tế ở cấp địa phương và trực tiếp hướng vào những vấn đề người dân địa phương cần. Thông qua quá trình giám sát, học hỏi và đánh giá, kết quả của các dự án sẽ được chia sẻ trên hệ thống thông tin và diễn đàn kiến thức của MFF.
Các dự án đang được MFF triển khai tích cực trong đó “Chương trình tài trợ dự án nhỏ” tập trung thực hiện các dự án quy mô nhỏ hướng tới cộng đồng địa phương. Mỗi quốc gia thành viên đều được cấp kinh phí để thực hiện chương trình này với mức tài trợ tối đa là 25.000 USD cho một dự án. MFF cũng khuyến khích cơ chế đồng tài trợ cho các dự án nhỏ, đặc biệt là việc huy động tài trợ từ khu vực tư nhân bên cạnh việc chú ý lồng ghép các dự án quốc gia vào các hoạt động của MFF tại Việt Nam.
Thông qua việc thực hiện các dự án ở cấp cộng đồng, MFF muốn tạo thuận lợi cho việc cải thiện khả năng chống chịu của cộng đồng đối với những thay đổi môi trường vùng bờ biển do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Dọc bờ biển nước ta có tới trên 50% số đô thị lớn của cả nước, trên vùng ven biển đã hình thành 03 vùng kinh tế trọng điểm (bắc-trung-nam); gần 30 KCX-KCN tập trung; hệ thống hơn 80 cảng biển lớn nhỏ với tổng năng lực hàng hóa thông qua gần 100 triệu tấn/năm. Ngành du lịch biển hàng năm thu hút khoảng gần 15 triệu lượt khách, trong đó có hơn 3 triệu lượt khách nước ngoài, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ thềm lục địa phía nam.
Vùng bờ biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu hồi nguồn ngoại tệ lớn chủ yếu là trong lĩnh vực thủy sản. Khoảng 80% lượng cá đánh bắt hàng năm là từ vùng biển nông gần bờ và khoảng 90% sản lượng tôm nuôi là từ vùng nước lợ ven biển.
Theo tính toán của các chuyên gia thuộc Tổ chức quốc tế IUCN, quy mô kinh tế (GDP) của biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân chiếm khoảng 48% GDP cả nước trong giai đoạn từ 2000 đến 2010; trong đó chiếm khoảng 30% GDP là của kinh tế ven biển.
Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy sản, thông tin liên lạc…bước đầu phát triển nhưng quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% của kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước).
Thông tin từ Tổ chức IUCN tại Việt Nam cho biết: Chương trình ‘Rừng ngập mặn cho tương lai’ (MFF) của Việt Nam sẽ tài trợ dự án nhỏ (SGF) tại các huyện ven biển thuộc 2  tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.
Theo đó, tại ba huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre và huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh, là các huyện dễ bị tổn thương với nước biển dâng. Các dự án SGF sẽ làm giảm tính dễ tổn thương qua các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện quy hoạch sử dụng đất và quản lý tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là khôi phục rừng ngập mặn và nuôi thủy sản bền vững.
Quĩ dự tài trợ án nhỏ (SGF) hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong các hoạt động bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái ven biển, qua đó nhận thức rõ các giá trị của rừng ngập mặn và hệ thực vật ven biển trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các dự án SGF cần đảm bảo có sự tham gia của phụ nữ và các nhóm cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, ít nhất ở những điểm trình diễn dự án. Mỗi dự án SGF có thể đề nghị mức tài trợ tối đa lên đến 25.000 USD. Thời gian thực hiện mỗi dự án kéo dài từ 12 đến 18 tháng.
Đề xuất có thể do các Tổ chức phi chính phủ (NGO), Tổ chức cộng đồng (CBO), các viện nghiên cứu, các trường đại học, và các đơn vị nhà nước hoạt động tại Việt Nam. Các đơn vị nhà nước khi tham gia phải hợp tác thực hiện với các Tổ chức phi chính phủ (NGO), Tổ chức cộng đồng (CBO), và/hoặc các viện nghiên cứu, các trường đại học.
Quĩ này khuyến khích các đề xuất dự án nhắm tới các chủ đề như sau:
Cải thiện mô hình nuôi thủy sản kết hợp trong rừng ngập mặn, bao gồm thử nghiệm nuôi các loài thủy sản du nhập giá trị cao, hoạt động tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ cho nông dân về tư vấn thiết kế, thiết lập trang trại và hệ thống quản lý nước; thí điểm sử dụng tảo lớn trong mô hình lâm ngư kết hợp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước và tăng thu nhập cho nông dân;
Thí điểm các khu trồng rừng ngập mặn và cây trồng khác tại các vùng ven biển bị xói lở hoặc vùng đất cát, bao gồm tư vấn về lựa chọn loài, kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng; tăng cường chất lượng giống và cây giống cho vườn ươm cây rừng ngập mặn đa loài;
Xây dựng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Khu dự trữ đất ngập nước Thạnh Phú, hướng tới đối tượng hưởng lợi là phụ nữ nghèo và các hộ gia đình sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn;
Hỗ trợ các đơn vị đoàn thể địa phương đào tạo mạng lưới tuyên truyền viên cộng đồng về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng;
Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường dựa vào cộng đồng nhằm cung cấp cho cộng đồng thông tin về biến đổi môi trường và các điều kiện khí hậu cực đoan.
V. Minh-diendandautu
 
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment