Test Footer 2

Nhà khoa học Nga cùng VN nghiên cứu biển ở Trường Sa

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang làm việc với các nhà khoa học Liên bang Nga để chuẩn bị cho chuyến khảo sát, nghiên cứu về biển Việt Nam.

Đại diện của viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngày 6/3 cho biết thông tin trên. Dự kiến chuyến khảo sát sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2013.
Tàu nghiên cứu “Viện sĩ Oparin” của Viện Hàn lâm khoa học Nga đến Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát nhằm nghiên cứu toàn diện đa dạng sinh học và hóa sinh ở vùng biển Việt Nam.
Tàu nghiên cứu “Viện sĩ Oparin” của Viện Hàn lâm khoa học Nga đến Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát nhằm nghiên cứu toàn diện đa dạng sinh học và hóa sinh ở vùng biển Việt Nam.
Theo kế hoạch, trong vòng một tháng rưỡi, có 29 nhà khoa học Liên bang Nga và 11 nhà khoa học Việt Nam cùng tàu nghiên cứu “Viện sĩ Oparin” của Viện Hàn lâm khoa học Nga đến Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát nhằm nghiên cứu toàn diện đa dạng sinh học và hóa sinh ở vùng biển Việt Nam. 
Đặc biệt, đoàn khoa học sẽ khảo sát nghiên cứu tại vùng biển phía tây bắc đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). 
Được biết, tàu nghiên cứu “Viện sĩ Oparin” được đóng năm 1985 tại Phần Lan với lượng giãn nước 2.600 tấn, tốc độ 15,2 hải lý/giờ.
Nghiên cứu băng cháy Biển Đông
Trước đó, ngày 16/2, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư cho biết: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản đáy biển.
Ngoài ra, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh, trong năm nay sẽ tập trung trí tuệ, lực lượng để xây dựng và trình Quốc hội Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tổng cục cũng tích cực triển khai Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư cho biết, qua kết quả điều tra đến độ sâu 100 m nước thì vùng biển nước ta rất giàu một số loại tài nguyên khoáng sản. Trước hết là các vật liệu xây dựng, kim loại nặng (trong đó có Titan, zicon, vàng và một số kim loại quý hiếm khác…).
Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ điều tra, đánh giá ở tỷ lệ 1/500.000 nên nếu phục vụ khai thác thì cần có điều tra chi tiết hơn.
"Hiện, chúng tôi cũng tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản đáy biển…Nhìn chung tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn", PGS-TSKH Cư cho biết thêm.

Theo Xuân Tùng- ĐVO
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment