
Rộng mở thời cơ
Đến nay,
trong vùng biển Việt Nam đã biết tới khoảng 35 loại hình khoáng sản có
quy mô và trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn thuộc các nhóm:
Nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý, bán quý, khoáng sản
lỏng với trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn đầu quy đổi, 50.000 – 60.000ha ruộng
muối biển, khai thác inmenit từ sa khoáng đạt 220.000tấn/năm. Cát thủy
tinh nổi tiếng với mỏ Vân Hải trữ lượng trên 7 tỷ tấn, Vĩnh Thực
20.000tấn và một dải thạch anh ngầm trữ lượng khoảng gần 9 tỷ tấn… Ngoài
ra nguồn lợi hải sản cũng khá dồi dào với trữ lượng khoảng 5 triệu tấn,
khả năng khai thác bền vững 2,3 triệu tấn/năm cùng hàng loạt các đảo
lớn nhỏ, bãi biển dài đẹp trải dài từ Bắc tới Nam..
Dựa trên
lợi thế về tài nguyên biển, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác bền
vững biển, hải đảo, trong đó yêu cầu các cấp, các ngành phải phát triển
mạnh mẽ khoa học công nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là động
lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế
tri thức , nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế…
Đặc biệt
những quan điểm chỉ đạo phát triển KHCN biển của Việt Nam đã được cụ
thể hóa ở tầm cao hơn trong Luật biển Việt Nam vừa mới ban hành. Trong
đó, đề cập khá rõ ràng đến chính sách phát triển và quản lý biển, hải
đảo cũng như phát triển kinh tế biển. Đây là các yếu tố vô cùng quan
trọng, tạo cơ hội mới song cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho việc phát
triển và ứng dụng KHCN biển.
Những
vấn đề mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN biển đã được xác định
cụ thể trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 cũng như trong Đề án
Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020. Rõ ràng, KHCN biển đang nhận được
sự quan tâm, ưu ái đặc biệt về chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô.
Thách thức không nhỏ
Có được
những “ưu ái” nhất định từ phía chủ trương, chính sách, song KHCN biển
còn không ít rào cản khi “tự thân” nó rất chậm được đổi mới về cơ chế
quản lý hoạt động, thiếu chiến lược và chính sách KHCN riêng nên KHCN
biển chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế biển cũng như
đáp ứng yêu cầu bảo đảm chủ qyền biển, đảo.
Mặt
khác, kinh tế biển của chúng ta ở xuất phát điểm thấp, chưa phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên thiếu “vốn” trầm trọng cho
công tác đầu tư vào KHCN. Các sản phẩm được làm từ những Chương trình,
Dự án và kể cả công trình KHCN cấp Nhà nước cũng không phải cái nào cũng
là “đơn đặt hàng” từ chính nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nên
“thị trường” KHCN biển ở nước ta phát triển rất chậm, cơ chế tài chính
cũng chưa phù hợp với đặc trưng nghề biển, một nghề đòi hỏi xuất đầu tư
lớn song lại phải chịu nhiều rủi ro.
Nguồn
nhân lực cho vấn đề phát triển KHCN biển cũng đang là cả một vấn đề lớn
khi khi lực lượng mỏng, phân tán, thiếu cán bộ chuyên gia đầu ngành ở
những hướng chuyên sâu, mũi nhọn quan trọng. Trong khi đó, việc đào tạo,
trọng dụng, đãi ngộ cán bộ làm KHCN biển còn nhiều bất cập, cơ sở và
quy mô đào tạo còn nhỏ lẻ và các định hướng, chương trình đào tạo về
biển chưa toàn diện, thiếu cập nhật và chưa được tiêu chuẩn hóa.
Cũng
phải nói thêm rằng, việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có chiều
hướng phức tạp, kéo dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập
và mở rộng hợp tác quốc tế về KHCN và công nghệ biển, mà còn ảnh hưởng
đến khả năng mở rộng không gian hoạt động của KHCN biển nước ta trong
thời gian tới.
Để khắc
phục những hạn chế và tranh thủ thời cơ thuận lợi từ cơ chế chính sách
cũng như hiện trạng tài nguyên môi trường biển, vừa qua Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển KHCN biển ở Việt nam
đến năm 2020 được xác định là văn bản cụ thể hóa tư tưởng của Chiến
lược Biển Việt Nam đến 2020 để thực hiện Chiến lược biển trong lĩnh vực
KHCN biển. Trong đó tiếp tục khẳng định vụ trí, vai trò không thể thay
thế của KHCN biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, trong phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an
ninh quốc phòng của nước ta. Hy vọng rằng, với cách xác định đúng mục
tiêu, đường lối cũng như nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, hy vọng rằng,
KHCN biển sẽ giúp nâng tầm giá trị của biển Việt Nam.
Thanh Thư-Báo TN&MT
0 nhận xét:
Post a Comment