Test Footer 2

Chính phủ và Bộ Giao thông nên chọn mô hình cảng Lạch Huyện của Cty TNHH Sơn Trường

Là người đã dùng quỹ thời gian cả cuộc đời để nghiên cứu cảng Hải Phòng, tôi thật sự bất ngờ và xúc động khi được anh Nguyễn Tiến Giáp - cán bộ của Cty TNHH Sơn Trường  - giới thiệu về mô hình cảng Lạch Huyện. Để khách quan khi đánh giá đề xuất này, trước hết là chấp nhận đưa cảng Hải Phòng ra Lạch Huyện. Vấn đề ở đây là bố cục cảng tại Lạch Huyện sao cho được tối ưu. 
Có nghĩa là năng lực thông qua của cảng phải lớn nhất đáp ứng nhu cầu thị trường, vốn đầu tư thấp nhất với việc sử dụng công nghệ trong nước, công trình lại ổn định lâu dài.Giải pháp của Cty TNHH Sơn Trường  đã đáp ứng toàn bộ các tiêu chí trên.
Bất cứ ai nghiên cứu luồng Lạch Huyện đều biết gió nam vào mùa lũ của Bắc Bộ đã đưa sa bồi vào phía nam luồng Lạch Huyện. Cái hay nhất của Cty TNHH  Sơn Trường đã biết sử dụng một cách khôn ngoan nhất bãi cát với điều kiện tự nhiên của chính nó.
 
 
Bãi cát tự nhiên phía nam luồng Lạch Huyện 
 
Cty TNHH Sơn Trường biến bãi cát trên thành hệ thống cầu cảng. Hệ thống cầu tàu có độ sâu tăng dần từ tây sang đông cho tàu 20.000 DWT đến 150.000 DWT.
 
Giải pháp của Cty TNHH Sơn Trường  
Giải pháp này đã biết tận dụng bãi cát hiện có, biến chúng thành nguyên vật liệu cho mặt bằng của cảng. Hơn nữa sự bồi lấp từ hướng cửa Nam Triệu sẽ góp phần mở rộng bãi cảng về hướng nam. Còn người Nhật đề xuất sử dụng khu vực -có độ sâu tự nhiên tiếp nhận tàu 20.000 DWT- thành nơi tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Cách làm của họ là không sử dụng triệt để các yếu tố tự nhiên , gây lảng phí vốn đầu tư và công suất của cảng. 
  
 
Giải pháp của người Nhật tư vấn cho Bộ GTVT
Xét về nhu cầu thị trường, ta thấy tuyến công- ten- nơ Hải Phòng – Hông Kong chỉ có 469 hải lý là quá gần nên chỉ cần loại tàu 20.000 DWT -30.000 DWT. Về tàu dầu cũng chỉ cần loại tàu 30.000 DWT-35.000 DWT là hiệu quả chạy tuyến Singapore – Haiphong hay Van phong- Haiphong. 
Bài học gần nhất ta thấy, tỉnh Quảng Ninh với cảng dầu B12 có mớn nước luồng -9,7 m ,sử dụng thủy triều 3,7 m nhưng doanh thu thuế năm 2012 là 15.000 tỷ VND. Tại cảng Thị Vãi – Cái Mép được thiết kế đón tàu đến 80.000 DWT nhưng thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Vì trong kinh doanh , cảng trung chuyển có thế mạnh là đón tàu loại lớn nhất theo thị trường. Còn cảng vệ tinh có thế mạnh là rút ngắn vận tải bộ. Tàu công-ten-nơ lớn nhất thế giới năm 2009 là tàu Emma Maersk có mớn nước 15.5 m, mớn luồng 17.8m. 
Khi cảng trung chuyển không thể đón tàu lớn vượt đại dương mà lại xa khu công nghiệp thì cảng trung chuyển sẽ bị lổ là tất yếu. Việc Bộ GTVT hôm nay đang tìm cách tái cơ cấu hệ thống cảng Cái Mép- Thị Vãi là bài học nhản tiền cho việc quy hoạch cảng Lạch Huyện.
Ngày 5/12/2012 trong cuộc Hội thảo với chuyên gia Hà lan tại Mỹ Tho về Kế hoạch Đồng Bằng Sông Cữu Long đến năm 2100, tại thảo luận ở Nhóm 3 vùng hạ lưu Mê Kong, khi vị lảnh đạo Ban tây Nam đưa ra quan điểm vay ODA để xây dựng hạ tầng, thì chuyên gia Hà Lan cảnh báo ngay nếu sử dụng vốn ODA không khôn ngoan thì đó sẽ là cái bẩy làm suy sụp kinh tế Việt Nam trong tương lai. Chính tư tưởng này buộc người Việt Nam phải hết sức cân nhắc khi vay vốn ODA. Với cơ sở hạ tầng để tạo ra lợi nhuận như cảng, việc tìm ra lợi thế tự nhiên là vô cùng quan trọng . Khi lợi thế là thực và chính sách của Nhà nước ổn định thì người Việt Nam hoàn toàn có thể huy động vốn trong dân và vốn FDI để cùng khai thác. 
Ý tưởng của Cty TNHH Sơn Trường  là điều kiện cần để huy động vốn trong nước và nước ngoài để cùng khai thác Lạch Huyện.
Chính sách của Nhà nước là điều kiện đủ để dự án thuộc về người Việt nam.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi thường xuyên tham gia các cuộc họp đồng hương Hải Phòng từ thời ông Đặng Toàn, ông Phan Hiền …Nhiều người Hải Phòng thành công tại Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi thường hỏi nhau tại sao người Hải Phòng chỉ thành công khi ra khỏi Hải Phòng ?
Tôi tự trả lời rằng , Cty TNHH Sơn Trường sẽ chứng minh rằng người Hải Phòng sẽ làm giàu ngay trên đất Hải Phòng bằng nguồn tài nguyên trí tuệ của chính mình. Đây sẽ là một minh chứng mới : người Việt Nam có thể làm giàu ngay trên tổ quốc của chính mình.
Tôi hỏi lại anh Nguyễn Tiến Giáp : 
-Ai đưa ra ý tưởng sử dụng bãi cát làm cầu cảng theo mô hình từ tây sang đông , tăng dần từ 20.000 DWT đến 150.000 DWT ?
Anh Nguyễn Tiến Giáp cho biết :

-Đó là ý tưởng của ông Tạ Quyết Thắng.

Nghe vậy tôi nhớ câu chuyện xưa. Một ông vua nước Nga, đã giả làm công nhân sang châu Âu nghiên cứu cách chế tạo kính cho ông nhòm quân sự. Sau nhiều năm, ông mới phát hiện chỉ cần một động tác rất đơn giản là phải quấy đều để loại khí ra khỏi thủy tinh khi thủy tinh đang nóng chảy. Chỉ với một phát hiện bãi cát ngầm và cách sử dụng bãi cát khôn ngoan, ông Tạ Quyết Thắng đã mở ra cho Hải Phòng một con đường vô cùng rộng lớn về kinh tế dịch vụ cảng biển. 
Với bài viết này, tôi tha thiết đề nghị các vị lảnh đạo có quyền lực của Đảng, Chính phủ, Bộ GTVT, Tp Hải Phòng hảy dừng ngay dự án của người Nhật và đối thoại ngay với Cty TNHH Sơn Trường .
Trước khi kết thúc bài viết, tôi muốn nói lên lời cảm ơn nước Nhật và nhân dân Nhật đã giúp Việt Nam. Sự cám ơn chỉ có ý nghĩa khi người Việt Nam sử dụng thật hiệu quả nguồn tài chính mà người dân Nhật rất vất vã và tiết kiệm mới có được.
Theo KS Doãn Mạnh Dũng-kinhtebien
SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment